An Toàn Lao Động Nhóm 3 Là Gì

An Toàn Lao Động Nhóm 3 Là Gì

Thẻ an toàn làm việc trên cao là gì? Có bắt buộc với những người làm việc trên cao hay không? Điều kiện để cấp thẻ an toàn làm việc trên cao? Thời gian huấn luyện an toàn lao động leo cao là bao lâu?Đó là những vướng mắc khi các công ty làm hồ sơ cho công nhân, người lao động làm việc trên cao.

Nhà nước có những chính sách gì về an toàn lao động?

Chính sách của Nhà nước về an toàn lao động được quy định tại Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

“Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.”

Theo đó, Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 4 nêu trên để đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.

Chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp

Chế độ đảm chăm sóc sức khỏe đối với người lao động (Ảnh minh hoạ)

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe hằng năm cho người lao động; người lao động làm việc tại môi trường khói bụi, nặng nhọc, nguy hiểm được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần;

Đối với người lao động chưa đủ 18 tuổi, người lao động cao tuổi (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi) sẽ bị hạn chế tham gia làm việc tại các môi trường độc hại theo pháp luật lao động;

Lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản, sàng lọc các bệnh về ung thư cổ tử cung, ung thư vú;

Người phục hồi sau khi tai nạn lao động được chẩn đoán khỏe mạnh có thể quay lại làm việc bình thường;

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Mục 3 Chương II quy định người lao động được hưởng chế độ bảo hộ sau:

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 3

a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ THẺ AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN CAO

Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì Nhóm 3 bao gồm: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trong đó có: Lao động làm việc trên cao, lao động thao tác với các thiết bị điện, lao động vận hành máy...

Sức khỏe người lao động cần được quản lý

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động;

Cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn của loại công việc, ngành nghề để lựa chọn và sắp xếp công việc hợp lý cho người lao động.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn khái quát về an toàn lao động là gì và các nguyên tắc cơ bản trong an toàn lao động. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích thông qua bài viết này!

Tôi có một câu hỏi liên quan đến vấn đề an toàn lao động. Cho tôi hỏi an toàn lao động là gì? Nhà nước có những chính sách gì về an toàn lao động? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.K ở Đồng Tháp.

Theo khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

An toàn lao động là gì? Nhà nước có những chính sách gì về an toàn lao động? (Hình từ Internet)

Để đảm bảo an toàn lao động cho người lao động thì người sử dụng lao động có những quyền và nghĩa vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì để đảm bảo an toàn lao động cho người lao động thì người sử dụng lao động có những quyền và nghĩa vụ sau:

+ Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

+ Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.

+ Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

+ Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

+ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.

+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

+ Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

+ Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.