Hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân (theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam).
Người già trên 80 tuổi có được đi máy bay không?
Hiện nay, các chính sách của Cục Hàng không Việt Nam hay hãng bay đều không hạn chế số tuổi của người tham gia đi máy bay. Vì thế, người trên 80 tuổi vẫn có thể đi máy bay.
Tuy nhiên, người cao tuổi vẫn là một đối tượng hành khách đặc biệt nên các hãng hàng được phép từ chối không vận chuyển người cao tuổi nếu sức khỏe của hành khách không đáp ứng đủ điều kiện bay an toàn. Trong trường hợp này, nếu người cao tuổi muốn tham gia di chuyển bằng máy bay thì cần phải có giấy xác nhận từ bác sĩ hoặc có bác sĩ/ y tá đi kèm.
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
Rối loạn không khí và nguy cơ chấn thương trong hành trình bay không thể dự đoán trước, do đó hành khách - đặc biệt là phụ nữ mang thai cần chú ý sử dụng đai thắt an toàn khi ngồi. Dây an toàn phải được thắt thấp trên xương hông. Tránh những đồ ăn hay thức uống có mùi. Nên dùng thuốc chống nôn (có chỉ định của bác sĩ) để phòng ngừa cho phụ nữ bị buồn nôn.
Khi di chuyển bằng máy bay, tiếng ồn, rung động và bức xạ có thể có rủi ro nhưng không đáng kể đối với phụ nữ mang thai. Ngay cả các chuyến bay liên lục địa dài nhất, phơi nhiễm bức xạ cũng không quá 15% giới hạn trên, do đó hiếm khi vượt quá phơi nhiễm bức xạ cho thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần được thông báo về vấn đề này. Trước khi lên máy bay, hành khách phải đi qua các máy quét an ninh. Đa phần, mức bức xạ của các máy này khá an toàn, kể cả với phụ nữ mang thai.
Vậy áp suất cabin trong máy bay có gây hại cho em bé? Tất cả các hãng hàng không được yêu cầu phải đảm bảo áp suất cabin an toàn cho hành khách. Đối với những phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh, điều này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, đối với một số người, nhịp tim và huyết áp có thể tăng do áp suất không khí trong cabin thấp.
Tình trạng ốm nghén có trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển bằng máy bay do sự gia tăng về độ cao và nhiệt độ. Nôn mửa nhiều có thể làm cho cơ thể bị mất nước, do đó sản phụ nên uống nhiều nước trong và sau chuyến bay để tránh mất nước.
Đối với người dưới 14 tuổi
Người chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: - Giấy khai sinh; Trường hợp trẻ em dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh; - Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
NHỮNG LƯU Ý CHO PHỤ NỮ MANG THAI ĐI MÁY BAY
Việc di chuyển bằng máy bay đa phần là an toàn đối với phụ nữ mang thai khỏe mạnh, không có nguy cơ bệnh lý kèm theo, không làm gia tăng các nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Tuy nhiên, việc di chuyển bằng máy bay không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ về bệnh lý nội khoa hay sản khoa. Do vậy, hành khách mang thai cần có tư vấn của bác sỹ trước khi đi máy bay.
Phụ nữ có thai đi máy bay cần những giấy tờ, thủ tục gì?
1. Phụ nữ mang thai đi máy bay bắt buộc phải có một trong các loại giấy tờ sau:
Khi làm thủ tục bay, phụ nữ mang thai cũng cần xuất trình 1 trong các loại giấy tờ sau:
Trong trường hợp không có Chứng minh nhân dân và không có bất kỳ giấy tờ nào khác để thay thế, hành khách là phụ nữ mang thai cũng buộc phải làm Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện nội dung như sau: cơ quan xác nhận, người xác nhận;ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận); Các giấy xác nhận, chứng nhận trên có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận, chứng nhận.
Trường hợp không có bất kỳ một loại giấy tờ nào và cũng không thể làm Giấy xác nhận nhân thân thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện được chuyến bay.
2. Phụ nữ mang thai cần mang thêm Giấy Xác Nhận Sức Khỏe
Bên cạnh các loại giấy tờ tùy thân phụ nữ mang thai đi máy bay còn cần mang thêm Giấy Xác Nhận Sức Khỏe và giấy này được yêu cầu theo từng hãng hàng không. Cụ thể như sau:
a. Hãng Vietnam Airlines (không vận chuyển hành khách là phụ nữ mang thai từ trên 36 tuần)
(*) Thời gian mang thai được tính đến ngày khởi hành của mỗi chuyến bay.
(**) Vietnam Airlines chấp nhận các giấy tờ khác thay thế cho MEDIF II như sau:
Giấy khám thai, sổ khám thai, phiếu siêu âm, số sức khỏe được bác sỹ xác nhận và trong đó bao gồm ít nhất các thông tin sau đây:
- Thai đơn hay sinh đôi, sinh ba …
- Tình trạng sức khỏe bà mẹ và thai nhi tốt
- Được phép đi lại bằng máy bay
Nếu hành khách đi trên các chuyến bay quốc tế, hãy mang theo bộ hồ sơ y tế bằng tiếng Anh có xác nhận của phòng công chứng có tư cách pháp nhân để thực hiện các thủ tục cần thiết.
Hiệu lực giấy tờ theo dõi sức khỏe
Hành khách mang thai lập hồ sơ trong vòng 07 ngày trước ngày dự định khởi hành chặng bay đầu tiên. Hồ sơ này vẫn được chấp nhận cho chặng bay tiếp theo nếu hành khách là phụ nữ có thai không phát sinh vấn đề về sức khỏe trong suốt hành trình và vẫn đáp ứng thời hạn thai dưới 36 tuần tính đến ngày khởi hành của chặng bay
b. Hãng VietJet Air (không vận chuyển hành khách là phụ nữ mang thai từ trên 32 tuần)
- Do các bác sĩ chuyên khoa xác nhận.
- Lần khám gần nhất không quá 07 ngày so với ngày khởi hành thực tế.
- Xác nhận tình trạng sức khỏe của khách và thai nhi tốt hoặc bình thường. Đối với tình trạng bất thường khách phải hoàn tất các thủ tục đảm bảo đủ sức khỏe thực hiện hành trình.
c. Hãng Pacific Airlines (không vận chuyển hành khách là phụ nữ mang thai trên 36 tuần)
d. Hãng Bamboo Airways (không vận chuyển hành khách là phụ nữ mang thai từ 36 tuần)
Hồ sơ có giá trị trong vòng 15 ngày so với ngày khởi hành thực tế của chặng bay đầu tiên. Hồ sơ này vẫn được chấp nhận cho chặng bay tiếp theo nếu hành khách không phát sinh vấn đề về sức khỏe trong suốt hành trình và vẫn đáp ứng thời hạn thai dưới 32 tuần tính đến ngày khởi hành thực tế của chặng bay tiếp theo.
Hồ sơ có giá trị trong vòng 07 ngày so với ngày khởi hành thực tế của chặng bay đầu tiên. Hồ sơ này vẫn được chấp nhận cho chặng bay tiếp theo nếu hành khách không phát sinh vấn đề về sức khỏe trong suốt hành trình và vẫn đáp ứng thời hạn thai theo giới hạn tuần tuổi thai theo quy định tính đến ngày khởi hành thực tế của chặng bay tiếp theo.
Khi đi máy bay, bên cạnh giấy tờ tùy thân theo quy định, phụ nữ mang thai cần mang theo Giấy Xác Nhận Sức Khỏe theo đúng yêu cầu của từng hãng hàng không
3. Những lưu ý về sức khỏe để giúp phụ nữ mang thai có một chuyến bay suôn sẻ
a. Lựa chọn thời điểm bay hợp lý
Thông thường, thời điểm để phụ nữ mang thai có thể di chuyển bằng máy bay một cách an toàn là vào 3 tháng giữa của thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên trên thực tế, nếu có sức khỏe tốt và không gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào, bạn hoàn toàn có thể đi máy bay vào các tháng 7, 8, 9 của thai kỳ, miễn là bạn tuân thủ đúng theo quy định về thời gian bay của các hãng hàng không dành cho phụ nữ mang thai.
b. Lưu ý gì khi đặt vé máy bay cho phụ nữ mang thai?
Phụ nữ mang thai được xem là đối tượng hành khách đặc biệt trên chuyến bay và sức khỏe của thai phụ cần được ưu tiên hơn so với các hành khách khác. Chính vì thế khi đặt vé máy bay, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều sau đây:
Một số trường hợp sau đây cần cẩn trọng và cân nhắc việc di chuyển bằng máy bay:
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hoặc thai nhi, cần cân nhắc về việc di chuyển bằng máy bay
c. Sau khi đặt vé, hãy khám thai và chuẩn bị giấy tờ đầy đủ
Như đã nói ở trên, phụ nữ mang thai đi máy bay bên cạnh giấy tờ tùy thân thì còn được yêu cầu mang thêm Giấy Xác Nhận Sức Khỏe. Giấy này lại được quy định khác nhau với mỗi hãng hàng không. Vì vậy, sau khi đặt vé máy bay bạn hãy nhanh chóng khám thai và chuẩn bị thật đầy đủ các loại giấy tờ xác nhận sức khỏe theo đúng quy định của hãng hàng không bạn bay.
d. Trên máy bay, phụ nữ có thai nên chú ý gì?
Khi trên máy bay, ngoại trừ khoảng thời gian máy bay cất cánh/ hạ cánh, bà bầu nên đi lại vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu, giảm tình trạng mệt mỏi
Một mùa du lịch đang đến, chắc hẳn bạn sẽ muốn “xả hơi” bằng một chuyến nghỉ dưỡng thật ý nghĩa trước khi đón em bé chào đời phải không? Hãy tìm hiểu và nắm rõ những thông tin cơ bản về các quy định bay dành cho phụ nữ mang thai để có một kỳ nghỉ hè suôn sẻ và thoải mái nhé.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đi máy bay đa phần là an toàn đối với phụ nữ mang thai khỏe mạnh, không có nguy cơ bệnh lý kèm theo, không làm gia tăng các nguy cơ biến chứng thai kỳ. Tuy nhiên, việc di chuyển bằng máy bay không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ về bệnh lý nội khoa hay sản khoa. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích về việc đi máy bay dành cho bà bầu.