Chế Độ Trợ Cấp Bệnh Hiểm Nghèo

Chế Độ Trợ Cấp Bệnh Hiểm Nghèo

BHYT bệnh hiểm nghèo là giải pháp hỗ trợ một phần tài chính để người mắc bệnh có thể an tâm điều trị bệnh. Vậy bệnh hiểm nghèo là gì? Thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của eBH nhé!

Câu hỏi thường gặp về bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo

Bệnh hiểm nghèo là trường hợp bệnh mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên xác nhận là nguy hiểm đến tính mạng và khó chữa trị như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, bại liệt, lao nặng độ 4, suy tim cấp độ 3, suy thận cấp độ 4, HIV đã chuyển sang AIDS…

2. Danh mục các bệnh hiểm nghèo gồm những bệnh gì?

Căn cứ Thông tư số 26/2014/TT-BQP, danh mục bệnh hiểm nghèo gồm 42 bệnh:

3. Mức chi trả BHYT đúng tuyến cho người bị bệnh hiểm nghèo là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy vào việc người tham gia BHYT mắc bệnh hiểm nghèo thuộc nhóm đối tượng nào mà mức chi trả chi phí khám chữa bệnh của quỹ BHYT sẽ khác nhau, giao động từ 80% - 100%.

4. Người mắc bệnh hiểm nghèo đi khám chữa bệnh BHYT cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

Tùy thuộc người bị bệnh hiểm nghèo đăng ký khám chữa bệnh BHYT theo trường hợp nào trong 7 trường hợp được đề cập dưới đây mà quy định về các giấy tờ cần chuẩn bị sẽ khác nhau:

5. Những đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo?

Các nhóm đối tượng được hưởng 100% BHYT bệnh hiểm nghèo, bao gồm:

6. Bảo hiểm tuyến huyện khám tuyến tỉnh được không?

Được. Bảo hiểm tuyến huyện vẫn có thể khám tuyến tỉnh, đây được gọi là khám chữa bệnh trái tuyến. Theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như sau:

Khám BHYT trái tuyến là trường hợp người tham gia BHYT sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh ở cơ sở không đúng với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

8. Người mắc các bệnh hiểm nghèo có được hưởng trợ cấp, hỗ trợ chi phí gì không?

Có. Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được:

9. Người mắc bệnh hiểm nghèo có được cấp BHYT không?

Có. Người mắc bệnh hiểm nghèo hoàn toàn có thể xin cấp BHYT theo hướng dẫn sau:

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Quy định về đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo

Để được hưởng chế độ BHYT khi đi khám, chữa bệnh hiểm nghèo thì người bệnh cần lưu ý quy định về các vấn đề sau đây:

1. Quy định về nơi đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

Người tham gia BHYT có quyền đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu theo nhu cầu riêng tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương. Tên cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trong thẻ BHYT.

2. Quy định về chuyển tuyến điều trị, khám, chữa bệnh BHYT bệnh hiểm nghèo

Chuyển tuyến điều trị là việc chuyển người bệnh từ một cơ sở khám, chữa bệnh này sang một cơ sở khám, chữa bệnh khác, có thể là từ tuyến dưới lên tuyến trên hoặc từ tuyến trên xuống tuyến dưới hoặc giữa các cơ sở cùng tuyến.

Quy định về điều kiện, trường hợp chuyển tuyến điều trị, khám, chữa bệnh BHYT cụ thể như sau:

➧ Trường hợp 1: Chuyển cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên

➧ Trường hợp 2: Chuyển cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp

Người bệnh được chẩn đoán là bệnh đã thuyên giảm và được điều trị qua giai đoạn cấp cứu có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

➧ Trường hợp 3: Chuyển cơ sở khám, chữa bệnh giữa các cơ sở cùng tuyến

➧ Trường hợp 4: Chuyển tuyến cơ sở khám, chữa bệnh giữa các cơ sở, địa bàn giáp ranh

1) Các trường hợp chuyển tuyến mà Anpha nêu trên được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển tuyến không đúng quy định nêu trên được coi là chuyển vượt tuyến.

2) Nếu người tham gia BHYT đi công tác, học tập trung theo các hình thức đào tạo, làm việc lưu động (tiếp viên hàng không, phi công, hướng dẫn viên du lịch…) hoặc tạm trú tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp và tại nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú.

3. Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT bệnh hiểm nghèo

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký khám chữa bệnh BHYT bệnh hiểm nghèo là khác nhau, cụ thể như sau:

➧ Trường hợp 1: Người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh lần đầu

➧ Trường hợp 2: Người tham gia BHYT đang trong thời gian chờ cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT

Xuất trình giấy hẹn cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

➧ Trường hợp 3: Người tham gia BHYT đã hiến bộ phận cơ thể đến khám, chữa bệnh

➧ Trường hợp 4: Người tham gia BHYT phải cấp cứu

Xuất trình các loại giấy tờ như đã được quy định tại trường hợp 1 hoặc trường hợp 2 (tùy thuộc vào việc người tham gia BHYT thuộc trường hợp nào).

➧ Trường hợp 5: Người tham gia BHYT chuyển tuyến điều trị

(*): Trong trường hợp giấy chuyển tuyến điều trị có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 năm dương lịch nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì người bệnh vẫn được sử dụng giấy đó đến hết đợt điều trị.

➧ Trường hợp 6: Người tham gia BHYT đi khám lại theo yêu cầu điều trị

Người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh.

➧ Trường hợp 7: Người tham gia BHYT đi công tác, học tập trung theo hình thức đào tạo, làm việc lưu động

Mức hưởng BHYT cho bệnh hiểm nghèo khi khám đúng tuyến

Bệnh nhân hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh với các đối tượng sau:

- Quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật, học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân.

- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.

- Học viên cơ yếu hưởng chế độ, chính sách theo chế độ của học viên ở các trường quân đội, công an.

- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.

- Người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội mỗi tháng.

- Người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn…

- Thân nhân của người có công với cách mạng.

- Khám chữa bệnh 01 lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định, khám chữa bệnh tại tuyến xã.

- Người có thời gian tham gia BHYT từ 05 năm liên tục trở lên, có số tiền chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Đối tượng được chi trả 95% chi phí khám chữa bệnh:

- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động mỗi tháng.

- Thân nhân với người có công với cách mạng (trừ mẹ đẻ, cha đẻ, vợ/chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ).

Hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh: Đối tượng còn lại.

Thủ tục xin cấp BHYT bệnh hiểm nghèo

Bước 1: Người tham gia BHYT lần đầu ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và Mẫu số 2, hoặc Mẫu số 3 (người tham gia BHYT hộ gia đình), ban hành kèm Nghị định 146/2018/NĐ-CP cho các nhóm đối tượng sau:

- Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHYT cho người lao động theo Điều 1, Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại Khoản 15, Điều 3 và Khoản 3, Điều 4, Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

- Đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập danh sách tham gia BHYT cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý tại Khoản 1, Điều 1 và Khoản 13, Điều 3 và Điều 6, Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

- Người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định, cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT dựa trên giấy ra viện do cơ sở KCB nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng.

UBND xã lập danh sách đối tượng theo quy định tại Điều 2; Các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 17 Điều 3; Các khoản 1, 2, 4, Điều 4 và Điều 5, Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Người tham gia BHYT nộp cơ quan BHXH và chờ ký trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu 4, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bước 3: Bộ phận một cửa của Cơ quan BHXH tỉnh, huyện thực hiện kiểm tra tờ khai, điều chỉnh thông tin, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT theo mẫu và ký.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia BHYT.

Trên đây là một số thông tin về bệnh hiểm nghèo và thủ tục xin cấp BHYT bệnh hiểm nghèo. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ bệnh hiểm nghèo là gì, mức hỗ trợ BHYT bệnh hiểm nghèo dành cho đối tượng khám chữa bệnh đúng tuyến, trái tuyến.

Bệnh hiểm nghèo là gì? Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp, bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo - Thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo.

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ văn bản nào thống nhất quy định về khái niệm bệnh hiểm nghèo. Nội dung này chỉ mới được xác định tại một số văn bản luật sau đây:

➧ Căn cứ tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ-CP, người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang mắc phải một trong các bệnh có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng như:

➧ Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định về trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, như sau:

Như vậy, hiểu đơn giản thì bệnh hiểm nghèo là các bệnh khiến người bệnh bị nguy hiểm về tính mạng, được bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên xác nhận. Những bệnh này rất khó chữa trị, đòi hỏi kỹ thuật điều trị cao, sử dụng các hóa chất và thuốc cao cấp, liệu trình điều trị kéo dài như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, bại liệt, lao nặng độ 4, suy tim cấp độ 3, suy thận cấp độ 4, HIV đã chuyển sang AIDS…

Nghị định số 134/2016/NĐ-CP đã liệt kê ra danh mục 42 bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp, cụ thể như sau:

Ngoài ra, căn cứ Thông tư số 26/2014/TT-BQP, danh mục bệnh hiểm nghèo được chia thành 9 nhóm bệnh chính, bao gồm: