Công Cụ Tài Chính Phái Sinh

Công Cụ Tài Chính Phái Sinh

Khó khăn khi vận hành kế toán công cụ tài chính phái sinh

Lợi ích của công cụ tài chính phái sinh là gì?

Ngoài việc tạo ra lợi nhuận, có nhiều lý do khác đằng sau việc sử dụng các hợp đồng phái sinh. Một số trong số đó là:

Lợi thế của chênh lệch giá: Giao dịch chênh lệch liên quan đến việc mua một hàng hóa hoặc chứng khoán với giá thấp ở một thị trường và bán nó với giá cao ở thị trường khác. Bằng cách này, bạn được hưởng lợi từ sự khác biệt về giá cả của hàng hóa ở hai thị trường khác nhau.

Bảo vệ chống lại sự biến động của thị trường: Sự biến động giá của một tài sản có thể làm tăng xác suất thua lỗ của bạn. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm trên thị trường chứng khoán phái sinh giúp bạn tự bảo vệ mình trước sự giảm giá của cổ phiếu mà bạn sở hữu. Ngoài ra, bạn có thể mua các sản phẩm để bảo vệ chống lại sự tăng giá trong trường hợp có cổ phiếu mà bạn định mua.

Thặng dư quỹ: Một số cá nhân sử dụng các công cụ phái sinh như một phương tiện chuyển giao rủi ro. Tuy nhiên, những người khác sử dụng nó để đầu cơ và kiếm lời. Tại đây, bạn có thể tận dụng các biến động giá mà không thực sự bán cổ phiếu cơ sở.

Những ai thường sử dụng công cụ phái sinh?

Mỗi loại cá nhân sẽ có mục tiêu tham gia thị trường phái sinh khác nhau, cụ thể:

Họ nhắm đến công cụ phái sinh để đảm bảo danh mục đầu tư của mình trước rủi ro thị trường và biến động giá cả. Họ làm điều này bằng cách giả định một vị thế ngược lại trên thị trường phái sinh. Bằng cách này, họ chuyển rủi ro mất mát cho những người khác sẵn sàng chấp nhận.

Để đổi lại các khoản bảo hiểm rủi ro có sẵn, họ cần phải trả một khoản phí bảo hiểm cho người chấp nhận rủi ro.

Đây là những người chấp nhận rủi ro của thị trường phái sinh. Họ muốn chấp nhận rủi ro để kiếm lợi nhuận. Họ có một quan điểm hoàn toàn trái ngược so với những người không thích rủi ro. Sự khác biệt về quan điểm này giúp họ kiếm được lợi nhuận khổng lồ nếu cược đúng.

Ký quỹ đề cập đến số tiền tối thiểu mà bạn cần ký quỹ với nhà môi giới để tham gia vào thị trường phái sinh. Nói một cách đơn giản bạn có thể mượn tiền để đầu tư thay vì sử dụng vốn của bản thân.

Các nhà kinh doanh chuyên kinh doanh chênh lệch giá: Những người này sử dụng sự không hoàn hảo của thị trường có rủi ro thấp để kiếm lợi nhuận. Họ đồng thời mua chứng khoán có giá thấp trên một thị trường và bán chúng với giá cao hơn trên thị trường khác. Điều này chỉ có thể xảy ra khi cùng một chứng khoán được niêm yết ở các mức giá khác nhau trên các thị trường khác nhau.

Công cụ phái sinh ở Việt Nam hiện nay

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được thiết kế để trở thành sản phẩm phái sinh đầu tiên trong Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Các nội dung về tài sản cơ sở, phương thức giao dịch, thời gian giao dịch, phương thức bù trừ và thanh toán… trong hợp đồng tương lai đã được cơ quan quản lý chuẩn hóa. Các hợp đồng tương lai này được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Việc công bố xác định giá, khối lượng và giá trị giao dịch giúp thị trường minh bạch và tăng tính thanh khoản. Các giao dịch hợp đồng tương lai trên Sở giao dịch được thanh toán bù trừ thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo mô hình CCP (đối tác thanh toán trung tâm).

Trong trường hợp một bên (người mua hoặc người bán) không thể thanh toán, CCP sẽ đảm bảo thanh toán cho bên kia. Đây là một lợi thế của chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, hợp đồng tương lai còn thúc đẩy tính thanh khoản của tài sản cơ sở và thị trường chứng khoán.

Đối với các nhà đầu tư, hợp đồng tương lai giúp đa dạng hóa các công cụ đầu tư và thực hiện các chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với sự biến động giá của tài sản cơ sở. Về phía cơ quan quản lý, hợp đồng tương lai đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm đầu tư của công chúng, cải cách cấu trúc thị trường tài chính bao gồm thị trường huy động vốn và thị trường đa dạng hóa rủi ro, từ đó thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Với những chia sẻ chi tiết trên đây, mong rằng đã giải thích được thắc mắc của bạn về công cụ phái sinh là gì cũng như lợi ích, phân loại và công cụ phái sinh ở Việt Nam hiện nay.

Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh (CKPS) và thị trường chứng khoán phái sinh.

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư CKPS và hoạt động trên thị trường CKPS tại Việt Nam. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường CKPS tại Việt Nam.

Về tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh

Kế thừa các quy định trong Luật Chứng khoán về các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, dự thảo Nghị định đặt ra điều kiện thực hiện các hoạt động kinh doanh CKPS đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bao gồm: Có đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật chứng khoán; Đáp ứng các điều kiện tài chính (các mức vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng trở lên đối với hoạt động tự doanh CKPS, 800 tỷ đồng trở lên và được phép thực hiện hoạt động tự doanh CKPS đối với hoạt động môi giới CKPS; Vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật về chứng khoán đối với hoạt động tư vấn đầu tư CKPS; Đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Việc kinh doanh CKPS của tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.

Về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh

CKPS giao dịch trên thị trường CKPS bao gồm: hợp đồng tương lai; hợp đồng quyền chọn niêm yết; hợp đồng kỳ hạn dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán và các CKPS niêm yết, giao dịch thỏa thuận khác dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK).

Ngoài SGDCK, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch CKPS niêm yết.

Việc giao dịch CKPS của nhà đầu tư thực hiện thông qua môi giới của các thành viên giao dịch của SGDCK. Hoạt động bù trừ, thanh toán thực hiện thông qua các thành viên bù trừ và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (TTLKCK). Nghị định quy định những nguyên tắc căn bản về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, điều kiện cung cấp dịch vụ của thành viên giao dịch và thành viên bù trừ đối với nhà đầu tư.

Nghị định cũng quy định về điều kiện hoạt động của thành viên giao dịch đặc biệt, là các ngân hàng thương mại (NHTM), tham gia thị trường CKPS dựa trên trái phiếu Chính phủ;. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tuân thủ các quy định về đầu tư và ký quỹ giao dịch để bảo đảm thanh toán cho các giao dịch này.

Về bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh

Nghị định quy định TTLKCK Việt Nam là đơn vị duy nhất đảm nhiệm chức năng thanh toán, bù trừ cho các giao dịch CKPS trên thị trường CKPS. Để đảm bảo hạn chế rủi ro, hoạt động bù trừ, thanh toán cho các giao dịch CKPS niêm yết trên SGDCK phải được thực hiện theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP)

Công ty chứng khoán và NHTM có thể đăng ký làm thành viên bù trừ của TTLKCK Việt Nam khi đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. Trong đó, CTCK, NHTM đăng ký làm thành viên bù trừ trực tiếp (thực hiện bù trừ, thanh toán cho giao dịch CKPS của chính mình và của khách hàng của mình) đáp ứng các điều kiện về vốn thấp hơn khi đăng ký làm thành viên bù trừ chung (thực hiện thanh toán bù trừ cho cả thành viên giao dịch không là thành viên bù trừ).   Ngoài ra, Nghị định cũng đưa ra những quy định về việc ký quỹ, sử dụng các biện pháp đảm bảo thanh toán và cơ chế phòng ngừa rủi ro trong thanh toán.

Việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS của CTCK, NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015.

- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý, Giám sát kế toán kiểm toán, Bộ Tài chính

- Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Trịnh Đức Vinh

- Năm giao nhiệm vụ: 2018/ Mã số: 2018-59

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Giao dịch tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế luôn mang lại nhiều cơ hội, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động. Mặc dù công cụ tài chính phái sinh được coi là một trong những công cụ tài chính hiện đại nhưng các sản phẩm phái sinh lại có lịch sử hình thành khá lâu đời. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán trên thị trường là những nguyên nhân gây ra những rủi ro cho các nhà đầu tư trong các thương vụ mua bán. Đối với các quốc gia phát triển, công cụ tài chính phái sinh là một trong những công cụ rất quan trọng được giao dịch trên thị trường tài chính, thậm chí một số công cụ được giao dịch trên sàn giao dịch tương tự như các giao dịch chứng khoán. Đối với các tổ chức tín dụng, công cụ tài chính phái sinh không chỉ cho phép phòng ngừa rủi ro mà còn là một trong những dịch vụ có tỷ lệ sinh lời cao nhất cho các ngân hàng. Qua khảo sát thực tế, ngày càng nhiều các doanh nghiệp và tổ chức tài chính tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, để đưa các loại công cụ tài chính phái sinh vào triển khai thực tiễn và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả cũng không dễ dàng trong điều kiện hiện nay. Hạ tầng phần mềm liên quan đến khung pháp lý làm nền tảng phục vụ cho quá trình giao dịch, cũng như tâm lý còn e dè của nhiều nhóm đối tượng về công cụ mới này đã làm cho việc áp dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế và kết quả triển khai chưa đáp ứng được như kỳ vọng.

Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và thì trường phái sinh nói riêng, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về công cụ tài chính phái sinh đóng vai trò then chốt, trong đó việc xây dựng các quy định về kế toán công cụ tài chính phái sinh theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đóng vai trò quan trọng, làm căn cứ giúp doanh nghiệp, tổ chức và nhà đầu tư ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính nhất quán, có thể so sánh và kiểm chứng được. Đề tài ”Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng chế độ kế toán công cụ tài chính phái sinh” được nghiên cứu dựa trên các thông lệ quốc tế phổ biến nhất nhằm hệ thống cơ sở lý luận và làm rõ thực tiễn, từ đó đề xuất các nguyên tắc và phương pháp kế toán cho công cụ tài chính phái sinh.

Đề tài nghiên cứu, phân tích để xác định rõ những căn cứ khoa học, lý luận, thực tiễn, đánh giá thực trạng của các giao dịch phái sinh, đưa ra các nguyên tắc kế toán, giải pháp để xây dựng Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài: Chế độ kế toán áp dụng cho các công cụ tài chính phái sinh.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số công cụ tài chính phái sinh, giao dịch sử dụng công cụ tài chính phái sinh và các loại phòng ngừa rủi ro. Trong đó, công cụ tài chính phái sinh bao gồm: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi; các giao dịch phái sinh bao gồm các giao dịch phái sinh lãi suất, giao dịch phái sinh tiền tệ, giao dịch phái sinh hàng hóa, giao dịch phái sinh chứng khoán đối với sản phẩm phái sinh quyền chọn chứng khoán; các loại rủi ro như giá trị hợp lý, dòng tiền thanh toán trong tương lai, khoản đầu tư thuần tại nước ngoài.

(1) Đề tài đã khái quát lý luận về công cụ tài chính phái sinh, giao dịch phái sinh và các sản phẩm phái sinh, theo đó cho thấy công cụ tài chính phái sinh là một hợp đồng thỏa mãn 03 đặc điểm: (i) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường; (ii) Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; (iii) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai. Đặc điểm chung của công cụ tài chính phái sinh là không yêu cầu doanh nghiệp phải có khoản đầu tư ban đầu, ngoại trừ trường hợp giao dịch hợp đồng quyền chọn thì bên mua quyền chọn phải trả phí cho bên bán quyền chọn, các bên chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch về giá trị hợp lý của tài sản cơ sở trong hợp đồng phái sinh, như chênh lệch giữa giá cả hàng hoá, giá chứng khoán tại thời điểm khởi đầu hợp đồng và thời điểm báo cáo hoặc thời điểm đáo hạn hợp đồng; chênh lệch giữa lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định của khoản vay trong từng kỳ... Đồng thời, đề tài cũng đưa khái niệm của một số thuật ngữ quan trọng, như giao dịch phái sinh, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi.... Bên cạnh đó, đề tài cũng đã phân tích đặc điểm và sản phẩm của giao dịch phái sinh lãi suất (các sản phẩm: hợp đồng lãi suất tương lai, thỏa thuận lãi suất kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn lãi suất, hợp đồng hoán đổi lãi suất); đặc điểm và sản phẩm giao dịch phái sinh tiền tệ (với các sản phẩm: hợp đồng hối đoái kỳ hạn, quyền chọn mua, bán tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tiền tệ); đặc điểm và sản phẩm của giao dịch phái sinh hàng hóa (hợp đồng hàng hóa tương lai, hợp đồng hàng hóa kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hàng hóa, hợp đồng hoán đổi hàng hóa); đặc điểm và sản phẩm của giao dịch phái sinh chứng khoán (điển hình nhất là hợp đồng quyền chọn chứng khoán).

(2) Đề tài đã phân tích thực trạng công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam hiện nay. Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh. 02 năm sau (năm 2017), ”hợp đồng tương lai chỉ số VN30” là sản phẩm phái sinh đầu tiên được ra đời, trở thành một kênh đầu tư sinh lời mới cho các nhà đầu tư. Đối với phái sinh hàng hóa, hiện có 03 sàn giao dịch hàng hóa nhưng đa phần các giao dịch xuất khẩu và nhà đầu tư còn hạn chế, các doanh nghiệp muốn sử dụng công cụ tài chính chủ yếu phải thực hiện giao dịch tại thị trường quốc tế. Đối với phái sinh tiền tệ và lãi suất, số lượng giao dịch khá nhỏ so với nhu cầu thực của thị trường về phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, hiện có các sản phẩm giao dịch kỳ hạn; giao dịch hoán đổi, hoán đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai…

Đề tài cũng phân tích thực trạng thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh trên thế giới và tại Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành IAS 32, IAS39 (nay được thay thế bằng IFRS 07, IFRS 09) cũng đã đưa ra các nguyên tắc kế toán đối với công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán chỉ quy định về nguyên tắc kế toán chứ không quy định cụ thể về phương pháp kế toán chi tiết cho từng giao dịch. Tại Việt Nam, công cụ tài chính phái sinh còn rất mới, thị trường giao dịch có quy mô nhỏ và chỉ có một sản phẩm duy nhất là hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán được giao dịch chính thức trên thị trường tập trung. Hơn nữa, do Việt Nam chưa có Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính nên việc kế toán công cụ tài chính phái sinh chưa thật sự có hệ thống. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước có một số hướng dẫn về kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng riêng cho khối ngân hàng và tổ chức tài chính, tuy nhiên các quy định đó chưa tạo thành một hệ thống tầm Chuẩn mực và chưa bao quát hết các trường hợp do quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ bé. Đối với các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực và tổ chức tài chính, hiện chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về kế toán đối với công cụ tài chính phái sinh, vì vậy các doanh nghiệp đều vận dụng IAS 32, 39 hoặc IFRS 07 và 09 cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính đối với các giao dịch phái sinh.

(3) Đề tài đã đưa ra nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh. Theo đó, các doanh nghiệp phải căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh là phòng ngừa rủi ro hay thương mại để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải kế toán công cụ tài chính phái sinh nhất quán và không được phân loại lại công cụ tài chính phái sinh trong suốt thời gian công cụ tài chính phái sinh còn hiệu lức, trừ khi phải dừng áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro. Đề tài cũng nêu ra các nguyên tắc kế toán cho từng loại công cụ tài chính phái sinh, như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.

(4) Đề tài phân tích, đánh giá những tác động của thông tư mới (dự kiến được ban hành) đến thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, đối với thị trường tài chính và chứng khoán, thông tư mới sẽ là cơ sở pháp lý để các ngân hàng và tổ chức tài chính có căn cứ pháp lý rõ ràng để phát hành các loại hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn hay hoán đổi; đồng thời là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp, thông tư sẽ là cơ sở để tiến hành mua, bán các công cụ tài chính nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc ngăn ngừa rủi ro hợp pháp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh và các doanh nghiệp đã được bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước sẽ có công cụ hữu hiệu để quản lý, giám sát thị trường sơ cấp và thứ cấp, riêng cơ quan thuế có cơ sở để tính thuế góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh các mặt tích cực, đề tài cũng chỉ rõ một số khó khăn trong việc triển khai thông tư vào thực tế, như thị trường vốn và thị trường tài chính chưa phát triển đủ mạnh, hoạt động nhỏ, khó cung cấp được các thông số tài chính đáng tin cậy; tâm lý e ngại trong việc công bố thông tin tài chính sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

(5) Đề tài đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện, tập trung vào một số nội dung cụ thể sau: (i) Tổ chức hội thảo khoa học, thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp trên phạm vi rộng; (ii) Tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhận thức được vai trò, tác dụng, nội dung của các công cụ tài chính phái sinh, qua đó có thể vận dụng hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật; (iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường từ các cấp quản lý (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước), doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế tạo điều kiện để các tổ chức xếp hạng quốc tế như Standars and poor’s, Fitch, Moody’s tham gia vào việc đánh giá tín nhiệm các ngân hàng và tổ chức tài chính, doanh nghiệp tại Việt Nam làm cơ sở cho việc xác định lãi suất thực tế khi tính toán các chỉ số tài chính liên quan đến giá trị hiện tại.

Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của việc ban hành thông tư, Đề tài cũng chỉ ra các điều kiện thực hiện, trong đó nhấn mạnh đến sự tham gia chỉ đạo và phối hợp giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước; bám sát thông lệ và chuẩn mức kế toán quốc tế nhằm nâng cao độ tin cậy đối với các nhà đầu tư, sự minh bạch của thị trường và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Riêng đối với các doanh nghiệp, đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị để thực hiện công tác kế toán công cụ phái sinh, bao gồm: (i) Hoàn thiện cơ sở pháp lý về công cụ phái sinh: Nhà nước cần ban hành Luật về giao dịch phái sinh, thông tư hướng dẫn giao dịch phái sinh, kế toán công cụ phái sinh, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; (ii) Hình thành thị trường cho các giao dịch phái sinh thông qua tổ chức thị trường sơ cấp và thứ cấp cho hàng hóa, tỷ giá, lãi suất; khuyến khích các ngân hàng và tổ chức kinh tế phát hành các công cụ tài chính phái sinh; (iii) Khẩn trương ban hành mới các chuẩn mực kế toán liên quan đến giá trị hợp lý làm cơ sở xác định giá trị công cụ tài chính phái sinh, theo đó Bộ Tài chính cần sớm nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực kế toán liên quan đến giá trị hợp lý và công cụ tài chính như chuẩn mực về trình bày công cụ tài chính (IAS 32), chuẩn mực về ghi nhận và đo lường công cụ tài chính (IAS 39), chuẩn mực về tổn thất tài sản (IAS 36), chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý (IFRS 13), chuẩn mực về thuyết minh công cụ tài chính (IFRS 7) và chuẩn mực về công cụ tài chính (IFRS 9).