Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử
Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1903 - 1908), 2012
Vào ngày 5/5/2016 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.
Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày thứ bảy 14/5/2016 vừa qua.
Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thuỷ tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.
Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do của mình, đồng thời thông báo với cha anh là nhà giáo Trần Văn Huỳnh, cùng toàn thể gia đình, về ý định tuyệt thực của anh, nguyên văn như sau:
“Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước.”
Ngày 24/5/2016 sắp tới đây là tròn 7 năm ngày anh Thức bị bắt giam. Anh chọn ngày kỷ niệm đó để bắt đầu tuyệt thực, mà theo lời anh nói với gia đình lúc chia tay, “tuyệt thực cho đến chết mới thôi”! Anh đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này.
Khi hết giờ thăm gặp lần cuối hôm thứ bảy tuần trước, anh Thức đã mượn lời bài hát Quốc tế ca để truyền đạt ý định dứt khoát của anh trước cái chết có thể xảy ra: “Đấu tranh này là trận cuối cùng!”.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà tranh đấu lớn vì quyền con người của người Việt Nam và sự hùng cường của đất nước Việt Nam. Anh là một biểu tượng khổng lồ của phong trào tranh đấu vì nền dân chủ giữa ngục tù cộng sản trên quê hương chúng ta hiện nay.
Nếu anh Thức chết vì chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không thể để cái chết của anh trở nên vô nghĩa. Nhà cầm quyền dứt khoát phải trả giá!
Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.
Đầu thế kỷ 20, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, dẹp yên các cuộc nổi dậy đòi độc lập trong nước. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám chỉ còn hoạt động ở diện hẹp (bị dập tắt vào năm 1913).
Năm 1903, Phan Bội Châu, một sĩ phu yêu nước người Nghệ An, bắt đầu đi vào Nam ra Bắc để liên hệ và để thành lập một tổ chức cách mạng.
Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.
Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân... đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.
Sau khi bàn bạc, hội nghị thành lập hội đã đề ra ba nhiệm trước mắt, đó là: *Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính.
Hai khoản trên giao cho toàn thể hội viên đảm đương, còn khoản thứ ba thì ủy thác cho Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín rồi thực hiện, các hội viên khác không được biết.
Và theo Nguyễn Hàm, thì nước Tàu hiện nay quốc thể đã suy hèn, cứu mình không xong thì cứu được ai. Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến ở trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm. Tới đó, đem hết lợi hại tỏ với nó, tất nó ứng viện cho ta. Nếu nó không xuất binh nữa mà (ta tới) mướn tư lương mua khí giới, tất có thể dễ lắm...[1] Sau đó, việc sang Nhật Bản cầu viện đã được đông đảo hội viên tán thành.
Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ (23/2/1905), Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần Vương, làm người dẫn đường) xuống tàu thủy tại Hải Phòng, theo đường biển bí mật sang Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải rồi đi tới Yokohama, Nhật Bản.
Đến nơi Phan Bội Châu gửi thư xin gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc. Trong cuộc bút đàm, Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu không tìm cách cầu ngoại viện (nhất là không nên đem quân đội Nhật vào nước) để lấy lại độc lập; mà nên chú trọng việc giáo dục và thức tỉnh nhân dân trong nước trước, khi có thời cơ tốt thì ai nấy đều đã sẵn sàng để làm cuộc nổi dậy...
Sau đó, Lương Khải Siêu còn giới thiệu Phan Bội Châu với hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Okuma Shigenobu và Chính khách Inukai Tsuyoshi để xin chính phủ Nhật giúp đỡ Việt Nam đánh đuổi Pháp. Nhưng hai người này cho rằng thời điểm đó chưa thích hợp để Nhật có thể giúp đỡ về quân sự, chỉ khuyên Phan Bội Châu đưa Cường Để sang Nhật (?), viết sách báo để tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới, đồng thời cổ động thanh niên sang Nhật học tập để chờ đợi thời cơ[2].
Sau khi bị Nhật Bản từ chối giúp đỡ binh lực cho hội, Phan Bội Châu đã chuyển hướng từ "cầu viện" sang "cầu học".
Tháng 6 năm Ất Tỵ (1906), Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính mang một số sách "Việt Nam vong quốc sử" [3] bí mật về nước.
Phan Bội Châu cùng các thành viên nòng cốt trong hội Duy Tân, sau khi bàn bạc đã đề xướng việc lập các hội nông, công, thương, để vừa tập hợp đoàn kết lực lượng, vừa lấy đó làm cơ sở kêu gọi thanh niên xuất dương và là cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào Đông Du.
Song song với các hoạt động trên, các thành viên của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước như: "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam Quốc sử khảo", "Tân Việt Nam", "Sùng bái giai nhân" (Phan Bội Châu), "Viễn hải quy hồng" (Nguyễn Thượng Hiền), "Kính cáo toàn quốc" (Cường Để), v.v...gửi về nước tuyên truyền cổ động nhân dân hưởng ứng phong trào.
Vì vậy, sau khi phát động, phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.
Ở Nam Kỳ, phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ rất tích cực của tri phủ Trần Chánh Chiếu. Ông này đã lập ra khách sạn Nam Trung để làm nơi gặp gỡ của nhưng người yêu nước, lập Minh Tân công nghệ xã, để vừa chấn hưng công-thương-nghiệp, vừa để có tiền ủng hộ phong trào Đông Du. Ngoài ra, với vai trò là chủ bút tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn, ông còn cho đăng báo những bài có tư tưởng chống Pháp. Nhiều nhân sĩ khác ở đây cũng tích cực tham gia và hết lòng lo cho sự nghiệp chung như Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương, Bùi Chí Nhuận, Đặng Minh Chương,...[4].
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với 3 thanh niên (Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điền, Lê Khiết), sau đó lại có thêm 5 người nữa (trong đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến, Lương Nhị Khanh và Nguyễn Văn Điến).
Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học Trường Quân sự Tokyo (Đông Kinh Chấn Võ Học Hiệu) cùng với Lương Ngọc Quyến. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật du học lên tới khoảng 200 người, hầu hết đều vào học tại trường Đông Á Đồng Văn thư viện - một trường của Nhật tại tô giới của Nhật ở Thượng Hải (Trung Quốc), sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...
Tại trường Chấn Võ và Đông Á đồng Văn thư viện, lưu học sinh Việt Nam được phiên chế vào các ban ngành chuyên môn. Buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học các tri thức quân sự và luyện tập ở thao trường.
Để tăng cường quản lý học sinh, giữa năm 1907, Phan Bội Châu tổ chức Việt Nam Cống hiến hội (gọi tắt là Cống hiến hội), cử Cường Để làm Hội trưởng và ông (Phan Bội Châu) làm Tổng lý kiêm Giám đốc trực tiếp chỉ đạo tổ chức này.
Hội có 4 bộ lớn, mỗi bộ có 3 đại biểu của Bắc-Trung-Nam, đó là:
Ngoài ra, còn có cục Kiểm tra để giám sát nhân viên các bộ trên trong khi thừa hành nghiệp vụ; gồm các ủy viên Lương Nhập Nham, Trần Hữu Công và Nguyễn Diễn.
Lúc bấy giờ, các cuộc vận động duy tân ở trong nước của các tổ chức Duy Tân hội, phong trào Duy Tân (phát động năm 1906) và Đông Kinh nghĩa thục (thành lập tháng 3 năm 1907) đã tạo nên một không khí cách mạng về dân trí rất sôi nổi.
Phong trào Đông Du cũng đã và đang lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam; và việc học tập của lưu học sinh ở Nhật cũng đã ổn định và đang phát triển thuận lợi.
Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam, rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[5].
Đang khi ấy ở Nam Kỳ, Trần Chánh Chiếu (một trong số người tích cực ủng hộ Phong trào Đông Du ở Nam Kỳ) lại cho đăng những bài có tư tưởng chống Pháp. Vì thiếu chứng cớ, chính quyền thực dân không thể kết án ông, nhưng kể từ đó nhiều người cùng hoạt động với ông, họ bí mật khủng bố.
Thêm một cái cớ nữa để thực dân ra sức đàn áp, đó là vào tháng 3 năm 1908, các phụ huynh của du học sinh ở Nam Kỳ lại gửi thư công khai theo đường bưu điện cho Phan Bội Châu nhắn là cử người về nhận tiền quyên góp. Hay tin, thực dân Pháp bèn bố trí người và bắt được Hoàng Quang Thành và Đặng Bỉnh Thành cùng với mọi giấy tờ, khi tàu vừa cặp bến Sài Gòn. Lập tức, các phụ huynh bị buộc phải gọi các con em đang du học tại Nhật về, các hội buôn có díu líu đến phong trào bị khám xét và những người có liên quan đều bị bắt bớ...
Tháng 6 năm đó, lại xảy ra vụ Hà thành đầu độc khiến chính quyền thực dân càng ra sức đàn áp các phong trào và tổ chức cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, để làm tan rã phong trào Đông Du, Pháp còn ký với Nhật hiệp ước vào tháng 9 năm 1908. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa.
Sau khi cử cảnh sát đến trường Đông Á đồng văn thư viện để giải tán tất cả các học sinh người Việt, tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Cùng với phong trào khuyến học ở khu dân cư, dòng họ, gia đình..., phong trào khuyến học, khuyến tài trong các trường học những năm gần đây được quan tâm. Đến nay, hầu hết các trường học trong tỉnh đều thành lập được hội khuyến học, chi hội khuyến học và xây dựng được quỹ khuyến học, khuyến tài, góp phần động viên, khuyến khích giáo viên, học sinh thi đua dạy tốt, học tốt.
Để thúc đẩy hoạt động khuyến học, nhiều năm qua, chi hội khuyến học Trường THPT Tống Văn Trân (Ý Yên) thường xuyên phối hợp với Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên trong trường tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; vận động các hội viên tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy; quan tâm, giúp đỡ học sinh trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, với tôn chỉ hoạt động là “không có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, động viên những học sinh khá giỏi, nhất là học sinh nghèo vượt khó để làm gương sáng cho các học sinh khác noi theo”..., vào đầu mỗi năm học, chi hội khuyến học nhà trường đã lập danh sách những học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, con mồ côi, con gia đình chính sách, con gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất… để có kế hoạch hỗ trợ các em. Trong các dịp lễ, tết, chi hội đều tổ chức khen thưởng cho các học sinh vượt khó học khá, giỏi; gặp mặt, tặng quà động viên các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quỹ khuyến học do cán bộ, giáo viên, hội cha mẹ học sinh nhà trường cùng các nhà hảo tâm đóng góp. Hưởng ứng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Xuân Yêu thương” hàng năm, nhà trường đã phát động trong toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh quyên góp, trao tặng khoảng 50 suất quà, tổng trị giá từ 35 đến 40 triệu đồng cho những học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. Ngoài ra, trong mỗi năm học nhà trường đều duy trì tổ chức quyên góp gây Quỹ nhân đạo để trao trợ cấp cho 70-80 lượt học sinh vượt khó trong học tập với tổng số tiền mỗi năm học từ 20-25 triệu đồng. Đặc biệt, trong những năm học qua, Hội đồng sư phạm Trường THPT Tống Văn Trân đã tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời giáo viên, học sinh bị ốm đau, tai nạn khoảng từ 13-15 triệu đồng/năm học. Riêng năm học 2022-2023, nhà trường đã vận động quyên góp và trao tặng gần 119 triệu đồng hỗ trợ chi phí điều trị cho học sinh Đỗ Văn Đức, lớp 10A3 không may mắc bệnh hiểm nghèo. Bên cạnh đó, trong các năm học, nhà trường tổ chức trao tặng học bổng “Tiếp sức đến trường”, trong đó năm học 2023-2024 đã trao tặng 10 suất học bổng trị giá 6 triệu đồng. Do làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao.
Hiện nay, ở hầu hết các nhà trường, các chi hội khuyến học luôn đẩy mạnh củng cố tổ chức hội; xây dựng Quỹ khuyến học tạo nguồn khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong học tập, trao học bổng và hỗ trợ cho những học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn… 100% cán bộ, giáo viên là hội viên của chi hội khuyến học và tích cực tham gia xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Toàn bộ số tiền quỹ khuyến học được chi hội khuyến học dành để khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi và trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục do các cấp, ngành tổ chức nhằm động viên, khuyến khích tinh thần của học sinh và giáo viên, đặc biệt quan tâm đến những học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn như: trực tiếp đến nhà tuyên truyền, vận động học sinh có ý định bỏ học quay lại trường lớp; miễn giảm học phí và hỗ trợ sách, vở, bút... Nhiều thầy cô tự nguyện chăm sóc, nhận đỡ đầu hoặc đóng góp một khoản quỹ giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, động viên các em vượt khó vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Các cấp Hội Khuyến học đã phát huy tốt vai trò trong việc phối hợp quản lý giáo dục học sinh tại khu dân cư, tổ chức quản lý và xây dựng nền nếp tự học, tạo môi trường giáo dục lành mạnh; duy trì và nhân rộng các mô hình khuyến học có hiệu quả.
Công tác vận động, xây dựng quỹ khuyến học và trao học bổng, trao thưởng cho học sinh, giáo viên trong các nhà trường được các cấp Hội Khuyến học đặc biệt quan tâm. Các quỹ khuyến học đã huy động được nhiều tấm lòng thơm thảo của các nhà hảo tâm, các công ty, doanh nghiệp trên khắp cả nước và nước ngoài tham gia đóng góp xây dựng quỹ hoặc xây dựng quỹ mang tên doanh nhân, tiền nhân và nhận đỡ đầu học sinh, sinh viên. Đến nay, cùng với các nguồn tài trợ, các cấp Hội Khuyến học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho hàng vạn lượt học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, hàng nghìn học sinh bỏ học trở lại lớp, khen thưởng cho hàng trăm nghìn lượt giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi. Năm học 2022-2023, Hội Khuyến học tỉnh đã trao 2.000 suất học bổng với tổng số tiền 2,7 tỷ đồng, trong đó có 1.000 suất học bổng bằng xe đạp, mỗi suất trị giá 1,1 triệu đồng cho học sinh là con gia đình chính sách, gia đình nghèo chăm ngoan hiếu học. Đây là năm thứ 10 Hội Khuyến học trao xe đạp khuyến học cho các em học sinh với tổng số trên 10 nghìn xe. Ngoài ra, hàng năm các quỹ “Học bổng vòng tay đồng đội”, “Học bổng Hoàng Ngân”, “Học bổng châu Á - Hoa Kỳ”, “Học bổng Lá xanh”… tiếp tục được trao đến các em để “nâng bước” em đến trường. Các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh còn kêu gọi, vận động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như: bàn ghế, máy tính, sách vở, phòng học cho nhiều trường học với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Trong đó năm học 2023-2024, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức trao 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng”, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho người lao động tiêu biểu tự học, học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi; phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Nam Định tổ chức trao tặng học bổng cho 175 học sinh vượt khó với tổng số tiền 350 triệu đồng (mỗi suất 2 triệu đồng); phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức trao Quỹ học bổng Hoàng Ngân cho 1.380 học sinh. 4 Hội Khuyến học: Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Giao Thủy và Hội Khuyến học tỉnh đã nhận đỡ đầu cho 127/358 học sinh mồ côi cả cha mẹ, mỗi học sinh 6 triệu đồng/năm học cho đến khi các em học hết lớp 12 hoặc học xong đại học.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong phong trào khuyến học, khuyến tài trong các trường học, vẫn còn không ít hội, chi hội khuyến học gặp khó khăn trong xây dựng quỹ dẫn đến chưa tổ chức được nhiều và thường xuyên hoạt động khuyến học. Điều này đòi hỏi sự năng động, sáng tạo hơn nữa của các hội, chi hội khuyến học cũng như sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, các nhà trường, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân để các chi hội phát huy vai trò thúc đẩy phong trào thi đua trong trường học./.
Hãy cùng du học Thành Sơn tìm hiểu xem Phong trào đi du học hiện nay như nào nhé.
Với quá trình phát triển, hội nhập không ngừng của nền kinh tế nước nhà. Đất nước đang không ngừng chuyển mình trước thế giới thì việc du học nước ngoài đã chẳng còn gì là xa lạ.
Xã hội càng phát triển, con người càng hướng ra ngoài thế giới nhiều hơn. Để khám phá thế giới, tìm hiểu những miền đất mới. Hay để học tập những tư tưởng tiến bộ nước ngoài. Mà giới trẻ là điển hình cho phong trào ấy.
Du học nước ngoài chẳng còn là vấn đề gì mới nữa cả. Nó đã trở thành một trào lưu lan rộng khắp cả nước và độ tuổi du học nhiều nhất là những học sinh, sinh viên. Bởi nó là một trào lưu, nên hiện tượng này diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Rất nhiều công ty du học, tư vấn du học mọc ra ở khắp mọi nơi. Mời chào với đủ biển hiệu bắt mắt. Việc du học nước ngoài đã trở thành “ cơn sốt” của các bậc phụ huynh. Khi mà họ đã xác định con đường tương lai cho con mình từ khi còn nhỏ.
Trong khi đó, du học nước ngoài lại mở ra một con đường tươi sáng cho học sinh bước vào đời. Du học giúp các du học sinh tiếp thu một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến và hàn lâm. Ở những môi trường này, họ sẽ được rèn luyện kĩ năng, học tập tốt để sau này thành công.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành công, đó là lý do vì sao du học lại trở thành một trào lưu như vậy. Và quả thực, du học mang lại cho họ những giá trị không nhỏ. Họ được rèn luyện sự tự tin, khả năng chịu được áp lực. Những học sinh ra nước ngoài, họ sẽ mang những tư duy, suy nghĩ mới mẻ.
Việc tự lập được nâng cao, khả năng sáng tạo của bản thân được thúc đẩy. Họ không còn thụ động tiếp thu tri thức giáo dục như ở trong nước nữa mà trở thành chủ động tiếp thu. Tự mình tìm tòi và khám phá, sáng tạo là một mặt tích cực của việc du học nước ngoài.
Lợi ích của việc du học thì rất rõ, còn tác hại của và những hệ lụy của nó thì cũng rất nhiều. Nhiều gia đình bị lừa mất số tiền rất lớn vì ước mơ cho con đi du học không thành. Chưa kể đến, những học sinh du học lại không bằng chính năng lực của bản thân mình, mà bởi vì sự lo liệu của cha mẹ. Những học sinh đi du học bằng tiền của gia đình như vậy, họ tiếp thu được bao nhiêu tri thức nhân loại.
Hay chỉ toàn sự thụ động, lười nhác hay sĩ diện bản thân vì mình hơn bạn hơn bè. Gia đình thì được thể diện, được một bao bọc bởi một vỏ bọc hào nhoáng. Nhưng ẩn sâu trong đó là những mất mát chẳng thể ai ngờ. Một số tiền lớn phải bỏ ra, nhưng liệu con mình có thành công như mình mong muốn.
Du học không phải là con đường duy nhất để thành công trong cuộc sống. Chỉ khi bạn du học bằng chính năng lực, khát vọng của bản thân. Từ những xuất học bổng của nhà nước hay quốc tế. Bạn mới gặt hái được thành quả như mong muốn. Một người chủ động và một người thụ động khác biệt rất lớn. Con đường thành công của con người thì rất nhiều, có nhiều người có khi còn chẳng học qua đại học.
Nhưng họ vẫn thành công, vẫn có một sự nghiệp lẫy lừng vang danh khắp chốn. Như nhà tỷ phú hàng đầu thế giới, Bill Gates, ông đã bỏ học đại học giữa chừng và vẫn thành công.Vẫn trở thành một trong mười người giàu nhất thế giới.
Con đường dẫn đến thành công, chính là sự nỗ lực không ngừng của bản thân, chứ không liên quan gì đến đại học, bằng cấp. Không có một con đường nào thành công nếu chúng ta không tự mình cố gắng. Dù có đi du học ở bất cứ đâu, nhưng chúng ta vẫn thụ động, không chịu tìm tòi, tiếp thu kiến thức mới. Thì việc du học, cũng chẳng có ích gì cả.
Về lợi ích trước mắt, có thể được người khác kính nể, nhưng về sau này, cuộc sống của chúng ta sẽ thật sự bấp bênh.Có nhiều bạn trẻ du học về nước và làm cao. Coi rằng mức lương trả mình chưa phù hợp, cũng nhiều bạn lại nói những điều xa vời thực tiễn của đất nước. Chẳng ai khớp vào thực tế cuộc sống.
Du học, là con đường đi đến tương lai. Là mở ra trang sách mới cho cuộc đời. Giúp chúng ta hiểu nhiều hơn, tiếp nhận một nền giáo dục tiên tiến hơn. Và là một con đường dẫn đến thành công. Nhưng nếu chúng ta có nghị lực, có quyết tâm. Thì ở đâu đi chăng nữa,dù có bỏ học hay chỉ học một trường đại học ở trong nước. Chúng ta vẫn có thể làm được. Vẫn có thể vươn mình lên trong ban mai rực rỡ của cuộc đời.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Trường Đại học Duy Tân vừa thông báo điểm chuẩn trúng tuyển vào Đại học năm 2022 cho phương thức Xét tuyển theo kết quả Thi Tốt nghiệp THPT năm 2022.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường Đại học Duy Tân năm 2022 cho phương thức Xét tuyển theo kết quả Thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 như sau:
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Duy Tân.
Nhà trường cũng lưu ý thí sinh từ ngày 16/9 - 30/9 đến Trường tại cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh (TP Đà Nẵng) để làm thủ tục nhập học và đóng học phí.
Giấy báo Trúng tuyển, Trường sẽ gửi qua đường bưu điện và qua email cho thí sinh, hoặc thí sinh truy cập vào trang http://tuyensinh.duytan.edu.vn, chọn mục Tra cứu Kết quả Trúng tuyển để tải Giấy báo Trúng tuyển.
Chào mừng tân sinh viên DTU khoá K28 nhập học.
1. Giấy báo trúng tuyển hoặc Thông báo Kết quả Xét tuyển Đại học chính quy năm 2022;
2. Bản gốc Giấy Chứng nhận Tốt nghiệp THPT tạm thời nếu tốt nghiệp năm 2022 hoặc Bản sao Chứng thực Bằng Tốt nghiệp THPT nếu đã tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước;
3. Bản gốc Giấy Chứng nhận Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (Nếu xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT);
4. Bản gốc Giấy Chứng nhận Kết quả Thi Đánh giá Năng lực (Nếu xét tuyển bằng kết quả Đánh giá Năng lực);
5. Bản sao chứng thực các giấy tờ: Học bạ Trung học Phổ thông, Giấy Khai sinh, các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên (nếu có), và Giấy Xác nhận Đăng ký Nghĩa vụ Quân sự đối với Nam giới còn trong độ tuổi do cơ quan quân sự tại địa phương cấp (nếu có);
6. Bản sao Chứng từ Nộp tiền (Trường hợp Thí sinh chuyển khoản qua Ngân hàng);
7. Bản sao chứng thực các giấy tờ có liên quan nếu thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng.
Lưu ý: Trường hợp thiếu một trong những giấy tờ trên Thí sinh phải bổ sung trước ngày 30/10/2022.
- Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 qua cổng thông tin của Bộ GD&ĐT từ ngày 16/9 và đến nhập học trực tiếp tại Trường Đại học Duy Tân, số 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng từ 15/9 đến 30/9/2022.
o Buổi sáng: từ 07g00 - 11g00 (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)
o Buổi chiều: từ 13g00 - 17g00 (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)
- Khi đến làm thủ tục nhập học, phụ huynh và tân sinh viên chuẩn bị hồ sơ nhập học, học phí, lệ phí như trong giấy báo nhập học.
- Quý Phụ huynh/ Sinh viên có thể nộp học phí theo một trong hai phương thức sau:
a. Phương thức 1: Đóng qua Tài khoản Ngân hàng
Cách 1: Nộp tiền mặt tại các quầy giao dịch của Ngân hàng, hoặc
Cách 2: Chuyển khoản đến tài khoản Ngân hàng
*NGÂN HÀNG AGRIBANK - Số tài khoản: 2007 2010 04621, hoặc
*NGÂN HÀNG VIETINBANK - Số tài khoản: 118000181119
§ Đơn vị thụ hưởng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
§ Nội dung: “Nộp tiền học phí HKI cho [Họ tên sinh viên], Mã Hồ sơ [Mã ghi trên giấy báo trúng tuyển]”
Ví dụ: Nộp tiền học phí HKI cho Nguyễn Văn A, Mã Hồ sơ 009999
Lưu ý: Khi đến làm thủ tục nhập học tại Trường, Quý Phụ huynh/Sinh viên cần mang theo Chứng từ Nộp tiền qua Ngân hàng và đến nhận Biên lai Thu Học phí tại Phòng Kế hoạch Tài chính Trường Đại học Duy Tân, địa chỉ 137 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng.
b. Phương thức 2: Đóng bằng tiền mặt tại khi đến Trường làm thủ tục nhập học.
Bước 1: Thí sinh đăng nhập địa chỉ NHẬP HỌC ONLINE:
Bước 2: Thí sinh nhập các thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Nộp học phí và các khoản lệ phí khác bằng chuyển khoản qua ngân hàng (xem hướng dẫn ở trên).
Tân sinh viên có thể đến nhập học trực tiếp hoặc nhập học online.
- Nếu nộp học phí bằng chuyển khoản qua Ngân hàng (Internet Banking) thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại màn hình giao dịch chuyển tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.
- Nếu nộp học phí tại quầy giao dịch ngân hàng thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại chứng từ nộp tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.
Bước 4: Nhà trường sẽ thông báo lịch học qua email hoặc thí sinh sẽ được Khoa chủ quản liên lạc, hướng dẫn, và cung cấp lịch học.
Mọi thắc mắc, Thí sinh và Quý Phụ huynh vui lòng liên hệ: 1900.2252-0905.294. 390 - 0905.294.391 - (0236) 3650403 - 3653561, để được hướng dẫn.
Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, là người khởi xướng nên trường thơ loạn, “tiên phong” trong phong trào thơ lãng mạn hiện đại. Cuộc đời Hàn Mặc Tử bi thương, bạc mệnh. Cho đến bây giờ, các tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị, luôn là những “tinh tú” trên bầu trời thơ ca Việt Nam. Để hiểu rõ về cuộc đời, phong cách sáng tác, quý bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây của loiphong.vn