Trong các thuật ngữ kinh tế hẳn chúng ta từng nghe nhiều đến PPP. Nhưng PPP là gì và công thức tính PPP như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích khái niệm PPP nhằm giúp mọi người hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng PPP hiệu quả.
Công thức tính sức mua tương đương (PPP)
Thu hút nguồn lực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia
Nghị quyết số 13-NQ/TW về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã xác định một trong các giải pháp chủ yếu là thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư. Đồng thời, mở rộng hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng... Ngày 08/6/2012, Chính phủ có Nghị quyết số 16/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.
Trên cơ sở đó, nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, Đảng đã đề ra giải pháp thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó bao gồm việc hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, nhất là hợp tác công - tư (PPP) phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường quản lý, bảo đảm tiến độ, hiệu quả và chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, tại các Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã - hội từ năm 2013 đến nay, Chính phủ đều nhấn mạnh việc thực hiện nhiệm vụ đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức đầu tư, trong đó đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP để huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng và Chính phủ nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ ban hành các Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy nội dung quy định tại 02 Nghị định này chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật khác nhau như Luật ngân sách Nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật bảo vệ môi trường, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật quản lý nợ công... Do quy định tại các Luật này được xây dựng hướng tới dự án đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân thuần túy, chưa xét đến đặc thù đầu tư PPP nên quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều khó khăn, bất cập.
Tạo đột phá trong thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
Hoạt động đầu tư theo hình thức PPP hiện nay được quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP và một số Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan. Tại thời điểm ban hành, 02 Nghị định này được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân (đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài) vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tính đến thời điểm này, số lượng dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP không nhiều, hầu hết vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Những dự án trong giai đoạn xây dựng hoặc vận hành chủ yếu là các dự án chuyển tiếp từ khung pháp lý cũ (Nghị định số 108/2009/NĐ-CP).
Trong quá trình hoàn thiện khung chính sách qua các thời kỳ, việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn triển khai cũng như bối cảnh chính sách của Việt Nam luôn được chú trọng. Chính vì thế, Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP được đánh giá là có những quy định phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng còn chưa thực thi hiệu quả tại Việt Nam, dẫn đến phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
Việc xây dựng và hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Nghị định 30/2015/NĐ-CP hiện vẫn đang được Chính phủ gấp rút triển khai. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, việc sửa đổi 02 Nghị định này chỉ nhằm tháo gỡ kịp thời một số vướng mắc chủ yếu để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, mà không thể xử lý triệt để được tất cả các vấn đề do vướng các Luật. Do vậy, mặc dù quy định về đầu tư theo hình thức PPP đã được Chính phủ quan tâm, nghiên cứu, ban hành cũng như sửa đổi, hoàn thiện nhiều lần, nhưng do cấp quy định là Nghị định, bị ràng buộc bởi nhiều Luật nên trong thực thi còn nhiều vướng mắc, thậm chí còn để lại nhiều hệ lụy phải xử lý.
Nâng cấp quy định về PPP từ cấp Nghị định lên cấp Luật
Trước thực tiễn còn nhiều bất cập trong triển khai các dự án BOT, BT giao thông và tại một số địa phương, Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đã thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Căn cứ Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát, ngày 21/10/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Tại Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, trong đó bao gồm “Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP với định hướng nghiên cứu xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ cho hình thức đầu tư này”.
Do đó, để chủ trương, quan điểm của Đảng và Chính phủ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, việc nâng cấp quy định về PPP từ cấp Nghị định lên cấp Luật là rất cần thiết, đúng với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ năm 2017.
Việc xây dựng được khung pháp lý duy nhất (không chịu ảnh hưởng và bị điều chỉnh bởi các Luật khác) và cao nhất (hạn chế rủi ro thay đổi chính sách) về PPP là một trong những điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tới đầu tư theo mô hình PPP tại nước ta.
Mục tiêu của việc xây dựng Luật là thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, đồng thời nâng cao cơ sở pháp lý của các quy định, xử lý các nội dung chồng chéo giữa các Luật và bổ sung các quy định còn thiếu. Qua đó, tạo dựng môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư theo hình thức PPP, gắn với trách nhiệm của các bên có liên quan bao gồm Bộ, ngành và địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Nhà đầu tư; Doanh nghiệp dự án; Ngân hàng, tổ chức tín dụng và cơ quan hậu kiểm.
Một số quan điểm định hướng xây dựng như: Quy định chặt chẽ về tiêu chí lựa chọn dự án để đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP. Bổ sung quy định về tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư phù hợp từng hình thức hợp đồng và lĩnh vực dự án. Nghiên cứu quy định mức vốn chủ sở hữu phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm dự án. Rà soát quy định về lập, phê duyệt, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, đặc biệt sớm ban hành định mức, đơn giá và việc công bố chỉ số giá thị trường phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện quy trình đầu tư, khai thác các dự án giao thông đầu tư theo hợp đồng BOT…
Về kết cấu của Luật, ngoài các Chương, Điều quy định các nội dung nâng cấp từ Nghị định như lĩnh vực, trình tự, thủ tục, nguồn vốn triển khai dự án PPP, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư... bổ sung các Chương, Điều mới về dòng ngân sách riêng cho nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP, cơ chế bảo lãnh, chế tài xử lý vi phạm, trách nhiệm của các bên.../.
(ABO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 11319 gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Long An và UBND tỉnh Tiền Giang về việc tham gia ý kiến về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư mở rộng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận (gọi tắt là Dự án).
Theo Bộ GTVT, tuyến đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận là trục hướng tâm, cửa ngõ phía Nam của TP. Hồ Chí Minh, kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (TP. Hồ Chí Minh) với TP. Hồ Chí Minh, có vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong khu vực.
Thời gian qua, lưu lượng vận tải trên tuyến tăng cao, vượt quá năng lực phục vụ của tuyến đường, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc và có nguy cơ mất an toàn giao thông vào các ngày cuối tuần, các dịp lễ, tết...
Để đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu triển khai Dự án theo phương thức PPP, Bộ GTVT đã giao liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Công ty cổ phần Tasco là nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án (nhà đầu tư đề xuất) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến nay, nhà đầu tư đề xuất đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
Để có cơ sở thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Bộ GTVT đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh, UBND các tỉnh Long An và Tiền Giang nghiên cứu, có ý kiến tham gia hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án về một số nội dung như: Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch liên quan của địa phương; hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của địa phương; sự cần thiết đầu tư và sự phù hợp về hình thức đầu tư, mục tiêu, địa điểm, phạm vi, quy mô dự kiến; các nội dung khác có liên quan.
Văn bản tham gia ý kiến đề nghị gửi về Bộ GTVT trước ngày 24-10. Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư đề xuất Dự án, Ban Quản lý dự án 7 - Bộ GTVT có trách nhiệm gửi đầy đủ hồ sơ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của các địa phương trong quá trình thực hiện.
Theo phương án đầu tư của nhà đầu tư đề xuất, Dự án sẽ đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận dài 91 km, bao gồm cả nút giao Chợ Đệm trong giai đoạn năm 2024 - 2028 theo phương thức PPP, hợp đồng BOT, không có vốn ngân sách nhà nước tham gia.
Trong đó, đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương có điểm đầu tại Km10+000 và nút giao Chợ Đệm; điểm cuối tại Km49+620 tại trước nút giao Thân Cửu Nghĩa. Tổng chiều dài đoạn tuyến khoảng 39,62 km đi qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh khoảng 1,2 km, tỉnh Long An khoảng 28,5 km và tỉnh Tiền Giang khoảng 9,92 km. Đoạn tuyến này được đề xuất đầu tư mở rộng lên 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, chiều rộng nền đường 41 m.
Đối với đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đề xuất điểm đầu tại Km49+620 trước nút giao Thân Cửu Nghĩa; điểm cuối tại Km101+126 tại nút giao với Quốc lộ 30. Tổng chiều dài đoạn tuyến khoảng 51,5 km, qua địa bàn TX. Cai Lậy và các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Cái Bè, Tân Phước (tỉnh Tiền Giang). Dự án sẽ thực hiện đầu tư mở rộng 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, chiều rộng nền đường 32,25 m.
Để phát huy tính hiệu quả đầu tư Dự án, nhà đầu tư đề xuất đã phân tích và đưa ra các kịch bản phương án đầu tư toàn tuyến. Cụ thể, phương án 1, đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc dài 91 km trong phạm vi đã giải phóng mặt bằng (bao gồm phần hoàn trả công trình bị ảnh hưởng khi triển khai Dự án giai đoạn mở rộng).
Phương án 2, đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc dài 91 km như phương án 1 và các công trình ngoài phạm vi Dự án theo đề xuất của địa phương. Sơ bộ, tổng mức đầu tư theo phương án 1 khoảng 33.317 tỷ đồng, phương án 2 là 37.970 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 23-9-2024, UBND tỉnh Tiền Giang đã có văn bản số 5992 gửi Ban Quản lý dự án 7 về việc ý kiến phương án đầu tư Dự án. Theo đó, căn cứ kết quả buổi làm việc giữa UBND tỉnh Tiền Giang và Ban Quản lý dự án 7 về phương án đầu tư Dự án, UBND tỉnh thống nhất phương án đầu tư đoạn TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương với quy mô 8 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận quy mô 6 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị Ban Quản lý dự án 7 rà soát quy hoạch, thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật.
Để đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển sản xuất của người dân hai bên đường, UBND tỉnh đề nghị Ban Quản lý dự án 7 đối với đoạn TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đầu tư hoàn thành khoảng 5 km đường gom còn lại trên địa bàn huyện Châu Thành và huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang theo Công văn số 3006/UBND-TH ngày 16-6-2023 của UBND tỉnh Tiền Giang.
Đối với đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, cập nhật hồ sơ, đầu tư hoàn thành các đoạn đường gom còn lại. UBND tỉnh giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp cung cấp hồ sơ cho Ban Quản lý dự án 7.
Trường hợp phương án tài chính hoàn vốn đầu tư có khó khăn, để đảm bảo tính khả thi của Dự án khi triển khai thực hiện, đề nghị Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Trung ương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình dân sinh.
PPP - ngang giá sức mua là một thước đo phân tích kinh tế vĩ mô phổ biến để so sánh năng suất kinh tế và mức sống tại các quốc gia đó là sức mua tương đương (Purchasing Power Parity). PPP là một lý thuyết kinh tế so sánh các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau thông qua cách tiếp cận “giỏ hàng hoá” của họ.