Nhận diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Cách tính thuế cho hộ kinh doanh karaoke
Hộ gia đình kinh doanh karaoke trả tiền thuế môn bài hàng năm, mức đóng căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng. Cụ thể như sau:
Ví dụ: Tổng thu nhập năm 2021 của hộ gia đình ông A từ việc kinh doanh karaoke là 120 triệu đồng, vậy bình quân mỗi tháng là 10 triệu đồng (>1.500.000). Suy ra, mức thuế môn bài kinh doanh karaoke cả năm của hộ gia đình ông A là 1.000.000 đồng.
Theo quy định, nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế trên 100 triệu/năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.
Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh karaoke phải nộp:
Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu khoán: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Karaoke thuộc nhóm danh mục ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu nên:
Doanh thu tính thuế được xác định như sau:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Nghĩa là: Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế:
Thì doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.
Thuế tiêu thụ đăc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế TTĐB
Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và karaoke, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (Ví dụ: tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).
*Lưu ý: Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.”
Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh dịch vụ karaoke, giá dịch vụ hát karaoke 1h là 50.000 đồng, thuế thu nhập đặc biệt với dịch vụ karaoke của hộ kinh doanh ông A như sau:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt = 50.000 / (1+ 30%) = 38.461 đồng;
Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke = 38.461 x 30% = 11.538 đồng;
Với mức giá dịch vụ hát karaoke là 50.000 đồng/h, thì gia đình ông A đóng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là: 11.538 đồng. Dựa vào căn cứ tính thuế như trên bạn có thể xác định được mức thuế phải đóng cho công ty của mình.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Chủ sở hữu kiểm soát trực tiếp tất cả các yếu tố và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tài chính của doanh nghiệp đó và điều này có thể bao gồm các khoản nợ, cho vay, thua lỗ, v.v. Một thương nhân cá thể không nhất thiết phải làm việc 'một mình' mà có thể thuê người khác.
Theo Luật doanh nghiệp 2014 Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân hay nhóm người, trong đó các cá nhân đều là công dân Việt Nam đã 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hay một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định, số lượng lao động được phép sử dụng dưới 10 người, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng tài sản đối với các hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn đỏ không? Phân biệt hoá đơn đỏ (hoá đơn giá trị gia tăng) với hoá đơn bán hàng. Hướng dẫn cách thức xuất hoá đơn của hộ kinh doanh.
Khi thành lập một cơ sở để tiến hành hoạt động kinh doanh thì điều mà chủ sở hữu bao giờ cũng nghĩ đến là thuế, hóa đơn. Các loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn để quản lý kinh tế của mình. Riêng đối với hộ kinh doanh cá thể thì chỉ được pháp luật cho phép sử dụng hóa đơn gì hay hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn đỏ không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.
Căn cứ vào quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ thì có hai loại hóa đơn bao gồm: hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng. Đầu tiên, phân biệt hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng để biết rõ khái niệm về hai loại hóa đơn này từ đó, ta sẽ biết được hộ kinh doanh cá thể có thể được sử dụng loại hóa đơn nào.
1. Khái niệm hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng
Hóa đơn đỏ – hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ áp dụng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, vận tải trong nước và trong dịch vụ mua bán. Đây là loại hóa đơn chính thức được ban hành bởi Bộ Tài chính Việt Nam. Hóa đơn này được dùng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kê khai và tính toán thuế giá trị gia tăng của mình theo phương pháp khấu trừ trong các trường hợp sau:
Nội dung trên hóa đơn đỏ sẽ thể hiện các thông tin chính như tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên giao dịch (bên bán và bên mua), danh sách hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện giao dịch, ngày tháng thực hiện giao dịch, tổng giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ trong đó những giá trị nào phải tính thuế, thuế suất, tổng giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ sau thuế mà bên mua phải trả.
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp áp dụng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trong nước. Ngoài ra, đây là loại hóa đơn được các cá nhân, tổ chức sử dụng để kê khai, tính thuế theo phương pháp trực tiếp khi xuất khẩu hàng hóa vào các khu phi thuế quan và các trường hợp khác tương tự như xuất khẩu, cụ thể:
Từ khái niệm trên thì điểm khác nhau cơ bản của hai loại hóa đơn này là: hóa đơn đỏ sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ còn hóa đơn bán hàng thì lại sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
2. Hộ kinh doanh cá thể có thể xuất hóa đơn đỏ hay không?
Dựa vào căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng có nêu khái niệm như thế nào là phương pháp khấu trừ thuế. Theo đó, phương pháp khấu trừ thuế là cách tính toán số thuế giá trị tăng thêm bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ cho số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Phương pháp khấu trừ thuế này được sử dụng cho các cơ sở kinh doanh thực hiện tất cả các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ, cụ thể bao gồm: cơ sở kinh doanh có doanh thu từ một tỷ đồng trở lên trong một năm tài chính, trừ hộ kinh doanh cá thể; tự chính các cơ sở kinh doanh đăng ký kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, trừ hộ kinh doanh cá thể.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, cơ sở kinh doanh muốn xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì phải Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với loại hình doanh nghiệp (ví dụ như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,..) có tư cách pháp nhân đều đủ thì mới được đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Mà dựa theo phân tích trên, hộ kinh doanh cá thể chỉ được tính thuế theo phương pháp trực tiếp nên không đủ điều kiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc tạo lập hóa đơn khi thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thì hộ kinh doanh cá thể không thuộc trường hợp được phép tự in, đặt in hóa đơn hay mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế có thẩm quyền. Theo quy định trên, hộ kinh doanh không phải là đối tượng có thể tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn hay mua hóa đơn đặt in hóa đơn giá trị gia tăng. Và chính tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Thông tư này có quy định hộ kinh doanh cá thể được phép mua hóa đơn bán hàng tại cơ quan thuế.
Vậy, hộ kinh doanh cá thể không thể xuất hóa đơn đỏ mà chỉ có thể được xuất hóa đơn bán hàng. Việc hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn bán hàng hợp pháp phải thực hiện thủ tục mua hóa đơn bán hàng với cơ quan thuế.
3. Trình tự, thủ tục hộ kinh doanh cá thể có thể xuất hóa đơn bán hàng
Về trình tự thủ tục mua hóa đơn, theo quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ việc mua hóa đơn. Khi chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể muốn thực hiện mua hóa đơn bán hàng cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
+ Đơn đề nghị mua hóa đơn bán hàng (có mẫu sẵn, theo mẫu 3.3 được ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
+ Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người làm đơn đề nghị mua hóa đơn bán hàng.
+ Văn bản cam kết của người làm đơn mua hóa đơn bán hàng về địa chỉ thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy phép kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện cấp.
Chủ sở hữu tự mình hoặc ủy quyền cho người khác (người nhận ủy quyền phải trên 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự và phải có văn bản ủy quyền) đến mua hóa đơn nộp 01 bộ hồ sơ như trên cho cơ quan thuế cấp quận, huyện nơi hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh. Khi điền vào mẫu đơn đề nghị, người làm hồ sơ phải chịu trách nhiệm với những thông tin cung cấp.
Cơ quan thuế bán hóa đơn bán hàng có thẩm quyền bán hóa đơn – cơ quan thuế nơi hộ kinh doanh trực tiếp kê khai thuế tiến hành bán hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể theo từng tháng.
Trước khi mang hóa đơn khỏi cơ quan thuế, Hộ kinh doanh cá thể phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu lên các thông tin như: họ tên và địa chỉ mã số thuế trên liên hai của mỗi số hóa đơn.
Số lượng hóa đơn bán hàng hộ kinh doanh cá thể được mua:
+ Lần đầu đăng ký mua: được mua một quyển với tối đa năm mươi số, nếu chưa hết tháng mà hộ kinh doanh cá thể đã sử dụng hết hóa đơn thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào số hóa đơn đã dùng và thời gian còn lại trong tháng đó để bán tiếp.
+ Những lần tiếp theo mua: cơ quan thuế sẽ căn cứ vào số lượng hóa đơn bán hàng mà hộ kinh doanh cá thể đã sử dụng của tháng trước và nhu cầu của hộ kinh doanh cá thể đó để quyết định số lượng hóa đơn bán ra. Tuy nhiên, trong một lần bán số lượng hóa đơn không bao giờ lớn hơn số lượng hóa đơn bán cho hộ kinh doanh cá thể vào tháng trước đó.