Học ngoại ngữ chưa bao giờ là một việc dễ dàng, có nhiều ngôn ngữ rất khó học và những quy tắc của nó khác hẳn với thứ ngữ pháp mà chúng ta từng biết. Những nhà ngôn ngữ học đã tổng kết ra năm ngôn ngữ khó học nhất đó là tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungary và Nhật Bản . Như chúng ta đã biết tiếng Việt được thành lập dựa trên bảng chữ cái la tinh, đây cũng là bảng chữ cái phổ biến nhất trên thế giới mà ai ai cũng biết và quen thuộc cả. Cái khó là về phần ngữ pháp và luyến láy trong cách phát âm thôi. Nhưng chúng ta đang nói đến tiếng Đức ngôn ngữ mẹ đẻ của đất nước sinh ra những cỗ xe tăng bọc thép. Nếu có bạn nào đang có dự định đi du học Đức thì hãy yên tâm nhé, tiếng Đức không phải là ngôn ngữ khó nhất đâu.
Chi phí và tiền bạc khi du học Đức
Nước Đức miễn học phí cho sinh viên tham gia chương trình học hệ đại học. Tuy nhiên bạn vẫn phải đóng một khoản tiền cho việc học tiếng Đức, tiền ở trọ, tiền bảo hiểm bắt buộc và tiền cho phương tiện đi lại... Nếu bạn nào có gia cảnh khá giả thì không thành vấn đề, nhưng với một số bạn có điều kiện khó khăn hơn thì phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống.
Tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong chi phí du học Đức. Tùy thuộc vào thành phố bạn đang sống, bạn ở trung tâm hay ngoại ô, ký túc xá hay thuê nhà riêng thì sẽ có mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chi phí chỗ ở chiếm khoảng 40% ngân sách một tháng.
Trong quá trình học tập bạn còn phải tốn một khoản kha khá chi phí cho sách vở, tài liệu học tập, chi phí nghiên cứu, chạy dự án,... Khác với Việt Nam, bạn không được phép sử dụng sách photo mà phải tuân thủ tuyệt đối luật bản quyền, và nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Thông thường những cuốn sách này khá đắt, mức giá 1 triệu khi quy ra tiền Việt là chuyện rất bình thường ở đây. Để tiết kiệm, bạn nên ra các hiệu sách có ưu đãi dành cho học sinh sinh viên hoặc mua lại sách cũ.
) Các cấu trúc câu trong tiếng Đức phức tạp
Động từ được chia và các động từ khác tạo thành khung văn phạm trong tiếng Đức. Trong khung văn phạm này người ta có thể nhét vào đấy rất nhiều thứ ví dụ như câu trong câu, nhiều lớp, nhiều tầng tạo thành câu phức có thể dài cả trang. Nếu không có kiến thức văn phạm tốt bạn sẽ không thể hiểu được các câu phức này dù rằng bạn hiểu được tất cả từ riêng biệt trong câu. Vì vậy, chúng ta có thể học tiếng Đức giao tiếp một cách dễ dàng nhưng rất khó để hiểu được văn tự Đức, nhất là kỹ năng viết tiếng Đức lại càng khó hơn rất nhiều do sự biến đổi phức tạp của các loại từ.
) Cách đọc số khi học tiếng Đức
Khi ta đọc số hàng chục trong tiếng Đức thì ta đọc số hàng đơn vị trước rồi sau đó mới đến số hàng chục. Ví dụ số 23 được đọc là “dreiundzwanzig“. Nhưng khi viết thì ta phải viết số hai trước và số ba sau. Điều này tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng thực chất nó gây ra khó chịu không chỉ với người nước ngoài học tiếng Đức mà còn ngay cả với những người bản xứ. Trên đây là một số điểm khác biệt của tiếng Đức với tiếng Việt. Những người mới bắt đầu học tiếng Đức sẽ cảm thấy rất khó khăn để làm quen với các quy tắc này nhưng không có nghĩa là không thể quen được.
Trong khoảng thời gian du học Đức, bạn sẽ không bao giờ biết trước được mình sẽ có những trải nghiệm gì và phải vượt qua những khó khăn thử thách nào. Thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ có vẻ ổn thỏa, nhưng sau đó là cả một chặng đường dài mà chúng ta cần phải vượt qua.
) Các thành phần câu trong tiếng Đức có thể đổi vị trí cho nhau qua động từ được chia
Tiếng Đức có thể hoán đổi vị trí của các chủ ngữ và thành phần khác qua động từ đã được chia, tiếng Việt thì nói theo trình tự Chủ ngữ - Vị ngữ - Thành phần bổ sung không thể hoán vị được. Điều này cũng là một trong những khó khăn đối với những ai mới bắt đầu học tiếng Đức.
Du học Đức – những áp lực từ phía Visum
Có rất nhiều trường hợp du học sinh Đức bị đuổi về nước, và nguyên nhân đến từ Visum. Du học sinh nào cũng cần phải gia hạn visum. Khoảng 2 năm là bạn phải đi gia hạn một lần, và điều này đồng nghĩa với việc phải cần đến tiền để chứng minh tài chính. Có nhiều bạn đi du học Đức cứ tới khi gia hạn visum là phải vay mượn từ nhiều phía cho đủ, rồi sau đó rút ra trả dần, rất khó khăn.
Việc bạn thi rớt hay chuyển ngành cũng có một mức giới hạn nào đó. Nếu quá mức đó bạn sẽ bị đuổi về nước. Ở Đức, học mãi một học kỳ trong thời gian quá lâu cũng không được phép.
Nói chung khi đi du học Đức, bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt với rất nhiều thử thách cả về vật chất và tinh thần. Tuy cuộc sống vất vả nhưng nước ta vẫn có rất nhiều nhân tài thành công và rạng danh trên đất nước Đức. Tuy nhiên mặt bằng chung thì du học sinh vẫn cần phải cải thiện kỹ năng và năng lực, việc lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực là điều cực kỳ quan trọng. Để xác định được rõ con đường của mình đi sau này, bạn nên tới những trung tâm để được tư vấn du học Đức miễn phí cũng như được cung cấp đầy đủ thông tin để yên tâm hơn.
Tags: du học đức nên học ngành gì, du học đức 2019, thực trạng du học đức, chi phí du học đức 2018, sự thật về du học đức, du học đức mất bao nhiêu tiền, du học đức khi đang học đại học, xin visa du học đức có khó không, cuộc sống của du học sinh tại đức
) Danh từ trong tiếng Đức có thể ghép lại từ nhiều các loại từ khác nhau
Khi học tiếng Đức chúng ta có thể ghép nhiều từ thành một danh từ mới có nghĩa rất phức tạp và đôi khi dài đến 50, 60 chữ lại với nhau. Trong tiếng Đức đã từng có từ dài nhất với 63 chữ cái Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz" ( dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “luật về chuyển trách nhiệm giám sát việc dán nhãn mác thịt bò”) trông khá đồ sộ phải không nào. Và một điều cuối cùng đó là danh từ trong tiếng Đức luôn viết hoa, dù số ít hay số nhiều.
Những danh từ trong tiếng Đức gồm có giống đực (der - Maskulinum), giống trung (das – Neutrum), giống cái (die - Femininum). Nhưng trong tiếng Việt thì không có "giống" rõ ràng. Đây là lí do người đọc nên học cả giống và từ chứ không chỉ học từ riêng mà thôi, vì những giống này có thay đổi theo từng loại ngữ pháp.
Trong tiếng Việt của chúng ta thì tính từ luôn đứng sau danh từ và không thay đổi theo giống, số và cách. Tính từ trong tiếng Đức thì khác đa số đứng trước danh từ và biến đổi theo từng cách của danh từ.
Tìm việc làm thêm khi du học Đức
Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này, bạn phải xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.
Tuy nhiên nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì được miễn giấy phép khi làm thêm 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kỳ nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng/tuần thì tuần đó sẽ được tính tương đương với 7 ngày làm việc. Nếu như bạn chỉ tranh thủ thời gian lúc rảnh để đi làm thêm những công việc nhẹ hay mini job thì số tiền kiếm được chỉ đủ để chi tiêu vào những thứ lặt vặt, trang trải cuộc sống là không thể. Nếu may mắn tìm được hợp đồng làm 40 tiếng một kỳ nghỉ thì số tiền bạn thu về có thể lên tới 600 Euro một tháng.
Ở Việt Nam, bạn có thể đi đến bất kỳ cửa hàng nào đang tuyển dụng, nếu được nhận bạn có thể đi làm ngay. Tuy nhiên ở Đức, nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động làm thêm của sinh viên, mọi trường hợp làm việc không có hợp đồng đều bị quy là phạm pháp và có mức phạt khá cao cho cả người thuê và sinh viên làm thêm tại Đức. Nhiều bạn du học sinh nghĩ nếu xin vào các cửa hàng của người Việt sẽ được giúp đỡ nhiệt tình nhưng hầu hết họ đều không dám bởi họ biết luật lao động ở Đức được kiểm soát rất gắt gao.
Ngoài ra, việc đi làm thêm cũng có rất nhiều rủi ro. Thứ nhất, bạn sẽ dễ dàng lơ là học tập bởi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi cộng với thời tiết thất thường làm bạn quên đi bài vở cho dù trước đó bạn có quyết tâm học tập rất cao. Một rủi ro thứ hai mà nhiều sinh viên gặp phải đó là quá chú trọng vào việc kiếm tiền, chấp nhận bỏ học vài buổi chỉ để đi làm thêm. Điều này hình thành thói quen bỏ bê học hành, muốn đi làm nhiều hơn đi học, rời xa mục đích quan trọng nhất khi đến Đức.