Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Quy định về giấy phép xây dựng
Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn được miễn giấy phép xây dựng như sau:
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Căn cứ vào quy định trên, LuatVietnam chỉ rõ những trường hợp được miễn, phải có giấy phép xây dựng như sau:
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng
Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội
Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Đây là những điều kiện để tham gia chương trình đưa lao động Việt Nam sang Úc làm việc trong ngành nông nghiệp được Bộ LĐ-TB-XH cho biết ngày 8.3, sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Úc Anthony Albanese trao đổi tuyên bố về việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện ngày 7.3.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Bá Hoan và Đại sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski ký Bản Ghi nhớ hợp tác hỗ trợ công dân Việt Nam sang Úc làm việc trong ngành nông nghiệp
Trong 11 văn kiện hợp tác quan trọng trên các lĩnh vực giữa hai nước có kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam về việc hỗ trợ công dân Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp Úc.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, ngày 1.3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Bá Hoan và Đại sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã ký kết kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Úc.
Theo đó, hai bên thống nhất, dự kiến trong năm 2024 sẽ triển khai kế hoạch hỗ trợ cho 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Úc theo Chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (Chương trình PALM).
Tiêu chí để người lao động Việt Nam tham gia chương trình này là có độ tuổi từ 21 trở lên, đã có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.0 hoặc tương đương. Ứng viên cần đủ yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng nghề phù hợp hoặc kinh nghiệm làm việc và được người sử dụng lao động Úc tuyển chọn.
Trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, việc tuyển dụng lao động được thực hiện thông qua một đơn vị sự nghiệp công lập và tối đa 6 doanh nghiệp Việt Nam.
Trước đó, tháng 9.2021, Chính phủ Úc công bố Chương trình PALM và lựa chọn Việt Nam trở thành một trong 4 nước ưu tiên tham gia sớm Chương trình này (gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines).
Ngày 28.3.2022, Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Ngoại giao và thương mại Úc, đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết bản ghi nhớ giữa Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình PALM.
Phía Úc sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 - 4.000 aud/tháng (tương đương khoảng 52,8 - 66 triệu đồng/tháng tại thời điểm đó).
Đại diện Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Úc là quốc gia có nền kinh tế phát triển, với nền nông nghiệp hiện đại. Việc hợp tác lao động với Úc giúp người lao động Việt Nam sang làm việc không chỉ có thu nhập tốt, điều kiện làm việc đảm bảo mà còn là cơ hội học tập được các kiến thức, kỹ năng, khoa học công nghệ tiên tiến; đồng thời, đáp ứng nhu cầu về sử dụng nhân lực, mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Tính đến cuối tháng 2.2024, Úc có 631 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỉ USD, đứng thứ 20/145 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tập trung ở các lĩnh vực chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú, y tế, trợ giúp xã hội và nông, lâm, thủy sản.
Việt Nam có 92 dự án đầu tư sang Úc với tổng vốn đầu tư là 552,7 triệu USD, đứng thứ 11/80, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, bán buôn bán lẻ, chế biến chế tạo, theo số liệu của Bộ Công thương.
“Tìm lối đi riêng với mô hình mới, mọi thứ khởi đầu hết sức khó khăn, từ việc tuyển dụng người lao động đến việc nghiên cứu cách thức hoạt động cho công ty…Thế nhưng, một trong những “lực đẩy” để công ty vượt khó vươn lên chính là nhờ có đội ngũ công nhân lao động lành nghề, gắn bó, chịu khó, dám làm, dám vươn lên, dám thử thách, sáng tạo; đặc biệt có những công nhân lao động vừa kiêm nhiệm 2, 3 phần việc, vừa tìm tòi, sáng tạo, hiến kế, có nhiều sáng kiến làm lợi cho công ty lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tôi đang muốn nói đến đồng chí Phạm Hồng Đức, Tổ cơ khí của Công ty - người thợ cả với sáng kiến: “Máy phun vôi khử trùng chuồng trại, bảo vệ môi trường”, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2022”- đồng chí Trần Xuân Thế, Giám đốc Công ty cho biết.
Chân dung anh công nhân Phạm Hồng Đức, Công ty Phát triển bò giống Mitraco
Sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn tại miền quê Can Lộc, bố mất sớm, anh công nhân Phạm Hồng Đức sớm ý thức trách nhiệm ghánh vác việc gia đình, thay cha chăm sóc cho mẹ; đến tuổi trưởng thành, sau khi lập gia đình, anh tiếp tục gồng ghánh nuôi vợ và hai con nhỏ với đồng lương công nhân ít ỏi. Vợ anh không có việc làm, hai vợ chồng lại gặp cảnh muộn con phải chạy chữa nhiều nơi…Áp lực cuộc sống đè nặng, song điều đáng ngạc nhiên là khi được gặp gỡ, tiếp xúc với anh, thấy rõ lan tỏa từ anh niềm tin yêu cuộc sống, niềm đam mê công việc và đặc biệt là những trăn trở công việc chuyên môn của công ty.
Gần 20 năm đảm nhận vai trò phụ trách kỹ thuật tại nhiều đơn vị trực thuộc khác nhau của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, anh Phạm Hồng Đức luôn tự khẳng định mình và được đánh giá là người có tay nghề cao, có nhiều sáng kiến, hiến kế, sáng tạo trong công việc. Đến năm 2011 anh bén duyên với Công ty Phát triển bò giống Mitraco, ngay khi bước chân vào công ty, với sự từng trải và kỹ năng làm việc khoa học, anh được bầu làm Tổ trưởng Tổ cơ khí- Nơi tưởng chừng rất khô khan, bụi bặm ấy lại chính là nguồn cảm hứng vô tận để anh thỏa thích niềm đam mê sáng kiến, sáng tạo của bản thân.
“Bằng Lao động sáng tạo – thành quả của sự nỗ lực”
Quá trình làm việc tại công ty, sau khi hoàn thành công việc chuyên môn được giao phó ở Tổ Cơ khí, anh thường mày mò sửa chữa các trang thiết bị, máy móc bị lỗi, hỏng hoặc hao mòn công năng để từ đó khắc phục, vận hành thuận lợi hơn, điều này đã góp phần rất quan trọng giúp cho người lao động của công ty thuận lợi trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị, đồng thời giảm ghánh nặng sửa chữa trang thiết bị cho công ty. Nhiều đồng nghiệp của anh đánh giá rất cao về trình độ, năng lực, sức sáng tạo cũng như nhiệt huyết của anh đối với công việc và hoạt động chung của công ty.
Anh Phạm Hồng Đức cùng đồng nghiệp sửa chữa thiết bị máy móc
Đặc biệt, quá trình quan sát công tác khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh của công ty có nhiều điểm bất ổn, việc khử khuẩn chủ yếu là do công nhân thực hiện bằng phương pháp thủ công, dùng xẻng để rắc vôi khử trùng chuồng trại, do đó xảy ra tình trạng vôi rắc không đều, hiệu quả không cao, lãng phí vôi, tốn nhiều công sức, mất nhiều thời gian lao động. Thấy công nhân thực hiện việc khử trùng rất vất vả, lại ảnh hưởng đến sức khỏe, anh đã trăn trở ngày đêm với suy nghĩ: phải làm thế nào để khắc phục tình trạng vừa lãng phí nguồn vôi, vừa mất nhiều sức lao động của công ty trong khi đó việc khử khuẩn vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu…“Trong cái khó ló cái khôn”, anh đã mày mò tìm hiểu nguyên nhân, phân tích các yếu tố tác động và bắt tay ngay vào việc thực hiện sáng kiến chế tạo máy phun vôi khử trùng.
Anh Đức vận hành “Máy phun vôi khử trùng chuồng trại, bảo vệ môi trường” - Sáng kiến được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2022
Bằng việc tái chế các thiết bị máy móc sẵn có của công ty như sắt, nhựa… anh đã chế tạo thành máy phun có khung xe, bánh xe, hộp đựng vôi, vòi phun, tay cầm điều khiển... để thực hiện công việc khử trùng, thay thế cho phương pháp thủ công. Sáng kiến “Máy phun vôi khử trùng chuồng trại, bảo vệ môi trường” nhờ đó chính thức được công ty đưa vào áp dụng từ tháng 3/2021.
Khi đưa vào thực nghiệm cho thấy công nhân sử dụng với thao tác dễ dàng, bề mặt phun vôi đều, nhanh, tiết kiệm thời gian; giảm sức lao động cho công nhân; tiết kiệm vôi, tiết kiệm chi phí đầu vào cho công ty; khử trùng hiệu quả cho chuồng trại và môi trường xung quanh; bảo vệ đàn bò khỏi dịch bệnh và các loại côn trùng gây hại, đem lại nguồn lợi, tăng doanh thu cho đơn vị.
Sáng kiến của anh Đức được ứng dụng không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường (được biết nhờ sáng kiến này đã góp phần làm lợi cho công ty trên dưới 150 triệu mỗi năm). Khi được hỏi, nhiều công nhân công ty cho biết: Kể từ khi có máy phun vôi khử trùng, công nhân không còn thấy việc khử khuẩn chuồng trại là công việc áp lực, nặng nhọc nữa, thay vào đó công việc trở nên nhẹ nhàng, thuận tiện, ai cũng có thể dễ dàng đảm đương, thay vì muốn đùn đẩy, phó thác cho người khác như trước đây. Đến nay, máy phun vôi khử trùng chuồng trại, bảo vệ môi trường do anh Đức sáng chế ra đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Đóng góp của anh là niềm vui chung cho toàn công ty, song với bản tính khiêm tốn của mình anh tâm sự: “Bản thân tôi không nghĩ đó là sáng kiến gì to tát cả, lãnh đạo công ty vẫn luôn động viên anh em của công ty cố gắng hiến kế cho công ty, nên phong trào phát huy sáng kiến, cải thiến kỹ thuật trở thành việc làm thường xuyên của anh em công nhân lao động. Với bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tôi vô cùng trân quý, biết ơn và tự nhủ may mắn này sẽ là động lực để tôi và anh em công nhân công ty không ngừng nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa”.
Với những đóng góp của mình, năm 2021, anh Phạm Hồng Đức được Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh biểu dương, khen thưởng; được tôn vinh lao động tiêu biểu toàn tỉnh, được UBND tỉnh tặng bằng khen; năm 2022 anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng “Lao động sáng tạo”.
Niềm đam mê công việc và những vinh quang đã có được của anh công nhân đam mê sáng tạo Phạm Hồng Đức là bài học về tình yêu nghề, yêu quý sức lao động, sự gắn bó với công ty, doanh nghiệp. Anh đã góp phần tô thêm hình ảnh cần mẫn, vững chãi của những người công nhân miệt mài làm việc, cống hiến, hy sinh không chỉ vì kiếm kế sinh nhai, mà vì niềm tin vào chính vai trò, vị trí của mình trong xã hội- công nhân lao động luôn sẽ là lực lượng nòng cốt đi đầu trong cuộc cách mạng xây dựng, cải biến xã hội mà cha ông ta và lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh trong suốt thời kỳ dài của lịch sử dân tộc.
So với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị thì khi xây nhà tại khu vực nông thôn có một số điểm khác biệt về miễn giấy phép xây dựng, nhất là khi Luật Xây dựng sửa đổi có hiệu lực.