Thời Gian Cấp Giấy Phép Môi Trường

Thời Gian Cấp Giấy Phép Môi Trường

Sau khi xác định đối tượng cấp giấy phép môi trường, chủ dự án cần hiểu rõ thời hạn cấp giấy phép môi trường. Vậy thời hạn cấp phép được quy định như thế nào? Cùng Môi Trường Hợp Nhất tìm hiểu nội dung qua bài viết dưới đây.

Thời gian cấp giấy phép môi trường

Sau khi dự án đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải thì chủ dự án thuộc đối tượng lập ĐTM nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT. Chủ dự tự quyết định nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT khi không thuộc trường hợp phải lập đánh giá tác động môi trường.

Với dự án đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thì:

Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN tự quyết định nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT theo quy định Luật BVMT và Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

Sau thời gian 5 ngày, cơ quan cấp GPMT thực hiện các nội dung quan trọng (trừ trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 29 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP):

+ Dự án xả nước thải từ 10.000 m3/ngày vào sông, hồ liên tỉnh, hồ giáp ranh thì lấy ý kiến tam vấn của UBND cấp tỉnh. Và cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày

+ Dự án xả nước thải từ 10.000 m3/ngày hoặc bụi, khí thải từ 200.000 m3/giờ trỏe lên thì cơ quan cấp GPMT lấy ý kiến tham vấn và tổ chức chuyên môn lấy ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày làm việc

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, dịch vụ tập trung, CCN đã đi vào vận hành trước ngày Luật môi trường có hiệu lực thì phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật môi trường có hiệu lực thi hành. Các loại giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật môi trường thi hành (trường hợp GPMT thành phần không xác định thời hạn).

Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Theo Khoản 4, Điều 40, Luật BVMT 2020, thời hạn của GPMT được quy định như sau:

Công khai nội dung cấp giấy phép môi trường

Việc tiếp nhận và trả kết quả GPMT triển khai trên trang thông tin điện tử thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các trường hợp áp dụng:

Căn cứ theo kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả đoàn kiểm tra thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT xem xét, cấp GPMT do dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp phép. Trường hợp phải chỉnh sửa, bổ sung nhằm đảm bảo căn cứ cho việc cấp phép thì cơ quan có thẩm quyền thông báo đến chủ dự án nêu rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.

Trong trường hợp dự án đầu tư hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, CCN thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình thì GPMT cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ tích hợp vào nội dung cấp GPMT trước vẫn còn hiệu lực.

Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn thêm dịch vụ làm giấy phép môi trường hay đăng ký môi trường thì hãy liên hệ ngay với moitruonghopnhat.com qua Hotline 0938.857.768.

Sau khi Luật môi trường 2020 chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2022, việc tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần thành Giấy phép môi trường đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về cả thời gian, chi phí, gỡ rối những thủ tục rườm rà.

Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm rõ các điều luật, thời hạn cấp đổi lại Giấy phép môi trường như thế nào? Hãy cùng Water Care tìm hiểu qua bài viết sau…

Theo Khoản 8, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020, “Giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.

Theo Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020:

Trường hợp 1: Các dự án nhóm I, II, III có phát sinh chất thải, bụi, khí thải, nước thải ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Trường hợp 2: Các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 (Theo các nhóm đối tượng quy định tại Trường hợp 1) cần phải chuyển đổi qua giấy phép môi trường theo Luật mới.

Thời hạn của Giấy phép môi trường (GPMT): 7 năm với tiêu chí môi trường nhóm I và 10 năm với tiêu chí môi trường nhóm II và III.

b) Căn cứ cấp Giấy phép môi trường

Căn cứ cấp Giấy phép môi trường được tiến hành theo Khoản 1, Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022);

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch Tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu ảnh hưởng của môi trường (Trừ Điểm e khoản này);

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước và các quy định khác;

Tại thời điểm cấp Giấy phép môi trường, trường hợp quy hoạch về bảo vệ môi trường quốc gia, quy họach tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp Giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ tại các Điểm a, b, c, đ khoản này.

Thời hạn xin cấp Giấy phép môi trường

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành , trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần).

Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

Căn cứ theo Điểm d , Khoản 2, Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (Hiệu lực ngày 10/01/2022) phải có Giấy phép môi trường trước thời hạn quy định:

+ Trước 45 ngày đối với Cấp phê duyệt là cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Trước 30 ngày đối với cấp phê duyệt là Ủy ban nhân dân Tỉnh;

+ Đối với cấp phê duyệt là Ủy ban nhân dân Huyện, tính đến thời điểm phải có Giấy phép môi trường.

NƠI TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ LIÊN KẾT THỰC HIỆN CÁC LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG UY TÍN

Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.

Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Mọi thắc mắc về Báo cáo công tác bảo vệ môi trường cần thiết xin Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31.81.81 để được tư vấn hỗ trợ 24/24.

CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE

Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.

Zalo OA:  https://zalo.me/watercarco

Cập nhật mới nhất Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định về căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường

Theo Điều 42, Luật Bảo vệ môi trường 2020 được thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường gồm:

1. Căn cứ cấp giấy phép môi trường bao gồm:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;

b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);

c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;

d) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

đ) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào các điểm a, b, d và đ khoản này.

2. Thời điểm cấp giấy phép môi trường:

a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;

c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

3. Trường hợp dự án đầu tư hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình thì giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ tích hợp nội dung giấy phép môi trường được cấp trước vẫn còn hiệu lực.

4. Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện hoạt động sau đây:

a) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

b) Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

5. Trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.

6. Kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.

Mọi thắc mắc, hướng dẫn Quý doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất theo:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG

Website: Web: http://thutucmoitruong.vn/    Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/CongtyTuvanMoitruongThangLong

VPGD: Số 23 Dịch vụ 2, Khu đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129 / 024 66 527 111