Thời đại 4.0 mở ra nhiều cơ hội phát triển, trong đó có Marketing – một nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh. Là một doanh nghiệp hiện đại, chắc hẳn bạn không thể phủ nhận được vai trò và chức năng của Marketing trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò và chức năng của Marketing
Marketing giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: “Bạn là ai? Bạn mang đến lợi ích gì?”. Các hoạt động tiếp thị cho phép doanh nghiệp tự giới thiệu về bản thân theo qua nhiều cách thức. Bạn giới thiệu càng chi tiết, càng thu hút, khách hàng càng ấn tượng sâu sắc hơn với bạn.
Một trong những mục tiêu hàng đầu của Marketing là giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu. Marketing không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, công việc của Marketing là mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
Chiến dịch Marketing chỉ thành công khi phạm vi tiếp cận người dùng bằng hoặc cao hơn mục tiêu đặt ra. Sản phẩm/dịch vụ được nhiều người biết đến sẽ kéo theo sự gia tăng doanh số.
Sau mỗi chiến dịch Marketing, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định. Tuy nhiên, chỉ tiếp cận thôi vẫn chưa đủ, bạn phải biến khách hàng trở thành người đồng hành cùng doanh nghiệp. Hoạt động Marketing hiệu quả làm cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp khắng khít hơn. Do đó, từ khách hàng, họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Lợi nhuận và khách hàng là hai yếu tố duy trì sự tồn tại của một doanh nghiệp. Để tạo ra hai yếu tố ấy, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải sở hữu một đội ngũ Marketing mạnh mẽ. Mọi hoạt động của tiếp thị đều hướng sự tập trung vào khách hàng. Vì vậy, người tiêu dùng chính là mục tiêu để Marketing phát triển.
Chiến lược Marketing càng hiệu quả, khách hàng càng hài lòng với doanh nghiệp hơn. Từ đó, doanh thu cũng tăng nhanh bởi số lượng sản phẩm lớn. Qua đó cho thấy, Marketing là nhân tố gián tiếp tác động đến sự tồn vinh của một doanh nghiệp.
Thực chất, bán sản phẩm cho khách hàng cũng nằm trong danh sách công việc của Marketers. Tuy nhiên, công việc này được thực hiện trên nhiều phương diện so với bán hàng truyền thống. Bạn sẽ bán hàng gián tiếp thông qua các hoạt động Marketing. Mục tiêu cuối cùng của Marketing vẫn là tăng doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, Marketers cần nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Sau đó định hướng qua các kênh bán hàng. Nhờ đó, khả năng mua hàng của người dùng được thúc đẩy.
Các Marketer đảm nhiệm vai trò khảo sát nhu cầu, mong muốn của thị trường và thiết kế sản phẩm/dịch vụ dựa trên các khảo sát đó. Nhờ vậy, họ sẽ tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mang giá trị riêng và phù hợp với thị trường.
Bên cạnh đó, nhờ những đánh giá kết quả kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ được quản lý hiệu quả hơn.
Chức năng này có nhiệm vụ thông báo về chương trình giảm giá của doanh nghiệp. Từ đó, khuyến khích họ mua sản phẩm trong một thời gian ngắn. Chức năng này góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số. Tuy nhiên, khuyến mãi còn phụ thuộc vào ngân sách hiện tại của công ty.
Marketing có khả năng thu thập dữ liệu có giá trị. Sau đó, Marketing sẽ chuyển các dữ liệu ấy cho những bộ phận khác. Chẳng hạn như bộ phận bán hàng của doanh nghiệp, giúp họ:
Tiếp thị giúp mang lại những thông tin thiết yếu cho việc định giá sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp biết được khách hàng đã đánh giá như thế nào về sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, chức năng này còn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích rõ đối thủ cạnh tranh. Tạo tiền đề cho việc định giá sản phẩm hợp lý hơn.
Nhiều người cho rằng Marketing không tác động đến ngân sách chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chức năng quản lý tài chính của của tiếp thị cũng rất quan trọng. Các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn từ bên thứ 3. Đây có thể là việc doanh nghiệp nhận một khoản vay từ ngân hàng hoặc một công ty đầu tư mạo hiểm.
Đây là chức năng quan trọng đối với hoạt động Marketing. Phân phối có vai trò tối ưu hóa quy trình vận chuyển sản phẩm từ lúc sản xuất đến khi được giao cho các cửa hàng bán lẻ hoặc người dùng.
Trước khi chọn nơi phân phối, bạn cần đặt ra 3 câu hỏi:
Với 3 câu hỏi này, Marketers có thể định hướng được nơi phân phối sản phẩm tốt nhất. Tạo hiệu quả cao trong quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Marketing là điểm giao thoa với mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần biết cách cách ứng dụng Marketing cho hiệu quả. Với bài viết này, chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu sâu sắc hơn về tiếp thị. Chúc bạn sớm tìm ra phương pháp Marketing phù hợp cho riêng mình!
Một số hình thức Marketing phổ biến
Marketing là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để hoàn thành chiến lược Marketing hiệu quả, bạn cần trải qua nhiều quá trình nghiên cứu. Điều quan trọng là bạn nên xác định thị trường và phương thức tiếp thị phù hợp. Có 6 hình thức Marketing phổ biến: qua mạng xã hội, blog, tối ưu hóa SEO, báo giấy, video và công cụ tìm kiếm trên Google.
Là một Marketer, bạn nên tận dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Linkedin, Twitter,… để gây ấn tượng với khách hàng. Có thể nói, mạng xã hội là mảnh đất trù phú để các chiến lược Marketing hoạt động hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp hiện đại không thể nào bỏ qua hình thức tiếp thị tiện ích này.
Nội dung trên những trang blog chủ yếu là các bài viết theo dạng chia sẻ. Trước đây, blog thường mang tính cá nhân hóa. Nghĩa là người dùng sử dụng blog như một phương tiện kết nối tâm tư, tình cảm với mục đích riêng tư. Ngày nay, blog đã được các doanh nghiệp thương mại hóa. Đây đã trở thành nơi Marketers tiếp thị về sản phẩm/dịch vụ của họ.
Những bài viết trên blog có tác dụng nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, chúng còn cung cấp kiến thức bổ ích đến người dùng Internet.
Đây là phương thức tối ưu hóa nội dung trên trang web để chúng xuất hiện trên kết quả của công cụ tìm kiếm. Những nhà tiếp thị ứng dụng phương thức này nhằm thu hút người xem, tăng lượt truy cập cho trang web.
Doanh nghiệp có thể tài trợ cho các tờ báo in nổi tiếng để được xuất hiện trên trang của họ. Bạn được quyền kiểm duyệt nội dung, hình ảnh liên quan đến thương hiệu của mình trước khi tờ báo được xuất bản. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức tiếp thị này đã giảm hiệu quả hơn so với trước đây.
Hiện nay, người dùng có thói quen đọc báo giấy ngày càng ít. Ngoài ra, chi phí in ấn và tài trợ cho các báo giấy cũng khá cao. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc khi Marketing qua hình thức này.
Có thể nói, đây là hình thức tiếp thị phổ biến và hiệu quả nhất. Video hội tụ đủ những yếu tố từ: màu sắc, âm thanh, hình ảnh,… nên dễ tiếp cận với người dùng hơn. Thông qua video, bạn có thể cung cấp thông tin cho khách hàng dễ dàng hơn.
Hình thức tiếp thị này có điểm khác so với SEO được chia sẻ phía trên. Để liên kết trang được hiển thị cao với khách hàng, doanh nghiệp cần trả một khoản phí cho công cụ tìm kiếm. Hình thức này còn được gọi là “pay-per-click”.
Sản phẩm có thể là một ý tưởng, một thực thể vật chất, một dịch vụ hoặc là sự kết hợp của cả ba. Đây thường là quá trình dung hợp hài hòa giữa các dạng vô hình và hữu hình. Sản phẩm được tạo ra nhằm phục vụ mục đích trao đổi giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Giá bán là số tiền người mua phải trả để nhận được một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Đây được xem là thước đo chính thức thể hiện số tiền cần thiết để có được một lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định.
Đây được xem là hành động Marketing và cung cấp sản phẩm đến tay người dùng. Đồng thời, phân phối còn biểu thị mức độ bao phủ thị trường của một sản phẩm nào đó. Phân phối chính là những cửa hàng vật lý hoặc cửa hàng ảo trên mạng.
Đây là công cụ tiếp thị phổ biến được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Khuyến mại là chiến dịch khuyến khích người dùng mua hàng giá rẻ trong khoảng thời gian nhất định. Cách thức này phản ánh khả năng dùng thử, số lượng mua hàng. Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh chiến dịch của mình bằng cách quảng bá truyền thông.