Trường Đại Học Rmit Hồ Chí Minh

Trường Đại Học Rmit Hồ Chí Minh

Tình hình kiểm định tính đến 30/6/2023

LÝ DO CHỌN E-LEARNING CỦA TRƯỜNG

Tôi thích nhất ở chương trình này là không có giới hạn về mặt không gian và thời gian. Bạn có thể học bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Mặc dù công việc khá bận rộn nhưng tôi vẫn có thể tranh thủ mọi khoảng thời gian rảnh rỗi của mình như trên tàu điện ngầm, trên máy bay, buổi tối hoặc cuối tuần để học và làm bài tập. Đó chính là nét đẹp tuyệt vời của chương trình này!

Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Nhanh & tiện lợi - với hàng ngàn địa điểm, bình luận, hình ảnh & thành viên chia sẻ

CHÀO MỪNG TOÀN THỂ QUÝ THẦY CÔ VÀ QUÝ ĐẠI BIỂU VỀ THAM DỰ LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM

NGÀY THÀNH LẬP KHOA KHÓA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ho Chi Minh City Open University

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Open University, viết tắt là HCMCOU hoặc OU) là một trường đại học công lập đa ngành tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.[2]

Trường hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí.

Được thành lập vào năm 1990 và trở thành trường đại học công lập từ năm 2006. Đến nay, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh luôn là lá cờ đầu trong lĩnh vực đào tạo từ xa khu vực phía Nam và là một trong những trường đại học tiên phong tại Việt Nam triển khai phương thức đào tạo trực tuyến.[3]

Gần 3 thập kỷ qua, Nhà trường không ngừng cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc chủ động mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác chất lượng trên thế giới. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều Trường và tổ chức giáo dục danh tiếng như:[3]

- Hội đồng Quốc tế về Đào tạo theo phương thức Mở và hình thức từ xa (ICDE)

- Hiệp hội các Trường Đại học Mở Châu Á (AAOU)

- Trung tâm đào tạo Mở khu vực trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Bộ Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO SEAMOLEC)

- Trường HAMK University of Applied Science (Phần Lan)

- Hệ thống Đại học ASEAN (The ASEAN University Network) (AUN)

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thành lập được 30 năm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Ngày 15 tháng 6 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 451/TCCB về việc thành lập Viện Đào tạo mở rộng trực thuộc Trường Cán bộ Quản lý Đại học – THCN và Dạy nghề, là tiền thân của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.[4]

Với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu học tập của xã hội, ngày 26 tháng 7 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Viện Đào tạo mở rộng TP. Hồ Chí Minh, với chức năng là đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh,... nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước.[4]

Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg chuyển loại hình một số trường đại học và cao đẳng bán công, dân lập [5]. Theo quyết định này, Trường Đại học Mở bán công TPHCM được chuyển sang thành trường đại học công lập và có tên gọi là Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.[6]

Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nội dung:

1. Về việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

4. Về chính sách học bổng, học phí.

7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 và các văn bản khác có liên quan.[6]

Thông qua các hình thức đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, tại chỗ và các điểm vệ tinh thực hiện đào tạo theo các chương trình: Đào tạo sau Đại học (Cao học), Đào tạo đại học (cấp bằng kỹ sư, cử nhân đại học), Cao đẳng (cấp bằng cử nhân cao đẳng), Trung cấp chuyên nghiệp, Bồi dưỡng nâng cao trình độ và đổi mới kiến thức (cấp chứng chỉ). Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phổ biến thông tin khoa học – kỹ thuật, truyền bá và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế. Các chương trình, nội dung đào tạo phong phú, đa cấp phù hợp với nhu cầu xã hội: người học có thể lấy văn bằng đại học - sau đại học, văn bằng nghề hoặc chứng chỉ cập nhật kiến thức. Phương châm gắn nhà trường với xã hội; học gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt trường áp dụng đào tạo theo phương thức tín chỉ tạo cơ hội rút ngắn quá trình học tập cho sinh viên.

Ngày 12 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015–2017.[7]

Có người bảo cái tên "Mở" bắt nguồn từ lịch sử hình thành trường. Lúc đó, khi chỉ mới có các trường truyền thống "công lập" thì ngành Giáo dục quyết định thử nghiệm xây dựng trường đại học đào tạo mở, tự hạch toán.

Có người lại nói rằng Đại học Mở TPHCM là lá cờ tiên phong trong lĩnh vực đào tạo từ xa, là một trong những trường đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Vì vậy, nó có tên là "Mở". "Mở" ý là không gian học tập được rộng mở, bạn có thể theo học chương trình của trường bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào.

Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân[8], và công văn số 5901/BGDĐT-KHTC ngày 17 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai năm học 2014-2015[9].

Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 11 khoa với các hệ đào tạo: đại học chính quy, đại học chính quy chất lượng cao và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).[10]

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, trực thuộc Bộ Công thương, là cơ sở giáo dục đại học công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Trường hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ.Quá trình xây dựng và phát triển của Trường đã trải qua những giai đoạn như sau:Năm 1982 Trường được thành lập theo quyết định số 986/CNTP, ngày 09/09/1982 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm với tên gọi: Trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh;Năm 1987 Trường được đổi tên thành Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 25 CNTP/TCCB ngày 03/05/1987 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm;Năm 2001 Trường được nâng cấp lên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 18/QĐ-BGD&ĐT -TCCB ngày 02/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;Năm 2010 Trường chính thức trở thành Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 284/QĐ-TTg, thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM của Thủ tướng Chính phủ;

HỆ THỐNG ĐANG BẢO TRÌ. XIN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN VUI LÒNG QUAY LẠI SAU.

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đổi tên trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh

Chủ nhật, 09/07/2023 09:23 (GMT+7)

(ĐCSVN) - Đây là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong đào tạo đa ngành và đa bậc học, thực hiện mục tiêu chiến lược của Trường trở thành trường đại học ứng dụng, đổi mới sáng tạo hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Ngày 8/7, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố và trao quyết định số 789/QĐ-TTg ngày 1-7-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh. Như vậy, tên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh (HUFI) đã trở thành một giai đoạn lịch sử, tên mới là trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh (với tên viết tắt HUIT) sẽ được sử dụng chính thức. Và đây là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong đào tạo đa ngành và đa bậc học, thực hiện mục tiêu chiến lược của Trường trở thành trường Đại học ứng dụng, đổi mới sáng tạo hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Công thương. Trường được thành lập từ năm 1982 với tên gọi là Trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Đến năm 1986, nâng cấp thành Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Từ năm 2001, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh và trở thành Trường ĐH Công nghiệp thực TP Hồ Chí Minh vào năm 2010.   Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đang tuyển sinh và tổ chức đào tạo 33 ngành trình độ đại học, 10 ngành trình độ thạc sĩ và 6 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Trong đó, có 29 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế. Tính đến tháng 6-2023, trường đã đào tạo được gần 60.000 kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ phục vụ cho yêu cầu nguồn nhân lực của các địa phương với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt hơn 90%. Trong những năm gần đây, nhà trường đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên con đường phát triển trở thành trường đại học đổi mới sáng tạo, trong đó nổi bật là phong trào khởi nghiệp của sinh viên. Nhà trường cũng thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp (HCIE), tạo điều kiện cho các hoạt động đổi mới sáng tạo của trường và người học. PGS, TS Nguyễn Xuân Hoàn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết: Việc đổi tên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh sẽ phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường, thể hiện được lĩnh vực đào tạo tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm về các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Phát biểu tại sự kiện quan trọng này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã chúc mừng tập thể thầy và trò trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh(HUIT). Đồng thời hy vọng với diện mạo mới, Nhà trường sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển và hội nhập; tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn hăng say lao động, học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao hơn trên chặng đường mới. Đồng thời Thứ trưởng cũng yêu cầu trong thời gian tới, nhà trường cần tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược theo từng giai đoạn để phù hợp với tên mới của nhà trường./.

Khu Công nghệ cao TP.HCM là nơi tập trung các công ty công nghệ cao như Intel (USA), Nidec (Japan), … và các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hiện đại. Trung tâm (campus) đào tạo và nghiên cứu của trường ĐH FPT tại đây rộng hơn 22 ngàn m2, nổi bật với kiến trúc độc đáo, được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, được đánh giá là campus xanh độc đáo bậc nhất TP.HCM.

Campus hướng tới sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giúp giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên có môi trường học tập, nghiên cứu,  làm việc trong lành.

Với sân trong rộng thêm thang, là nơi tụ tập, tổ chức các sự kiện ngoài trời. Không gian xanh mát, gần gũi với thiên nhiên khiến nhiều bạn trẻ thốt lên: “Campus trông như resort!”

Mỗi phòng học từ 15 – 30 người học nhằm tăng khả năng tương tác giữa thầy và trò, cơ vật chất trang bị đầy đủ cho việc đào tạo và nghiên cứu.

Lớp học luôn thu hút được sự hăng say, yêu thích của người học với những buổi thuyết trình, phản biện, teamwork để tìm và giải quyết vấn đề .

Phòng thực hành của hệ thống nhúng (ngành Kỹ thuật phần mềm).

Phòng thực hành những môn LAB – bài thực hành với các môn C, Java, Desktop Java và Web Java của khối CNTT.

Phòng thực hành Thiết kế đồ họa

Thư viện nằm tại tầng 1 của tòa nhà với không gian rộng rãi, yên tĩnh, trở thành địa điểm quen thuộc để cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, người học có thể trau dồi thêm kiến thức, thư giãn hay tập trung nghiên cứu học thuật.

Thư viện tại đây hiện có hơn 26 ngàn bản sách in, hơn 80 ngàn tài liệu điện tử. Các hình thức tài liệu cũng phong phú như sách in, ebook, báo–tạp chí, video, CD/DVD… Thư viện thường xuyên cập nhật giáo trình, tài liệu tham khảo về các lĩnh vực như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tâm lý, kỹ năng sống,… phù hợp nhu cầu học tập nghiên cứu cũng như phát triển kỹ năng mềm.

Sân bóng đá cỏ nhân tạo nằm phía sau Tòa nhà, đây là nơi thể hiện tình yêu với môn thể thao vua.

Sân trường là nơi diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.