Bạn đang thắc mắc “phạm Thái Tuế là gì?” Theo dân gian, Thái Tuế là vị thần có ảnh hưởng lớn nhất đến 12 con giáp. Tuổi nào tương ứng với năm Thái Tuế, gọi là phạm Thái Tuế. Vậy trong năm 2025 tuổi nào sẽ phạm Thái Tuế? Cách hóa giải sao hạn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây.
Năm 2025 tuổi nào phạm Thái Tuế?
Dưới đây là các tuổi phạm Thái Tuế trong năm 2025:
- Trị Thái Tuế: Tuổi Tỵ (1941, 2001 - Tân Tỵ; 1953, 2013 - Quý Tỵ; 1965, 2025 - Ất Tỵ; 1977, 2037 - Đinh Tỵ)
- Xung Thái Tuế: Tuổi Hợi (1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007, 2019, 2031)
- Hình Thái Tuế: Tuổi Thân (1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016, 2028)
- Hại Thái Tuế: Tuổi Dần (Mậu Dần: 1938, 1998, 2058; Canh Dần: 1950, 2010, 2070; Nhâm Dần: 1902, 1962, 2022, 2082)
- Phá Thái Tuế: Tuổi Thân (1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016, 2028)
Các tuổi phạm Thái Tuế năm 2025
Các vị trí của sao Thái Tuế theo năm
Thái Tuế là một trong ba ngôi sao có ảnh hưởng lớn nhất trong phong thủy. Do đó, bạn cần biết vị trí của sao Thái Tuế hằng năm để tránh việc đối đầu với sao này, đồng thời có thể tổ chức cúng tế để hóa giải vận xui. Vị trí của chòm sao này theo năm, từ 2008 đến nay như sau:
- Năm Tý (2008 và 2020): Sao Thái Tuế ở hướng Bắc.
- Năm Sửu (2009 và 2021): Sao Thái Tuế ở hướng Bắc, Đông Bắc.
- Năm Dần (2010 và 2022): Sao Thái Tuế ở hướng Đông, Đông Bắc.
- Năm Mão (2011 và 2023): Sao Thái Tuế ở hướng Đông.
- Năm Thìn (2012 và 2024): Sao Thái Tuế ở hướng Đông, Đông Nam.
- Năm Tỵ (2013 và 2025): Sao Thái Tuế ở hướng Nam và Đông Nam.
- Năm Ngọ (2014 và 2026): Sao Thái Tuế ở hướng Nam.
- Năm Mùi (2015 và 2027): Sao Thái Tuế ở hướng Nam và Tây Nam.
- Năm Thân (2016 và 2028): Sao Thái Tuế ở hướng Tây Nam và Tây Nam.
- Năm Dậu (2017 và 2029): Sao Thái Tuế ở hướng Tây.
- Năm Tuất (2018 và 2030): Sao Thái Tuế ở hướng Tây và Tây Bắc.
- Năm Hợi (2019 và 2031): Sao Thái Tuế ở hướng Bắc và Tây Bắc.
Các vị trí của sao Thái Tuế theo năm
Cách hóa giải khi phạm Thái Tuế
- Lời ăn tiếng nói cần phải từ tốn để tránh những chuyện thị phi. Nên học cách lắng nghe nhiều hơn là nói.
- Hạn chế tham gia các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc.
- Cần cẩn trọng, kỹ lưỡng trong làm ăn mua bán.
- Lối suy nghĩ tích cực, tránh suy nghĩ bi quan và tiêu cực.
- Hôn trong gia đình cần lấy dĩ hòa làm đầu, yêu thương và quan tâm nhau nhiều hơn.
- Ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc, chăm tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.
Hạn chế đến những nơi có tang. Tránh đi vào rừng núi, nhà cũ nát,... do những nơi này dương khí suy, âm khí vượng sẽ dễ khiến bạn bị tác động xấu.
Nếu bạn đã sống lành mạnh đạo đức nhưng vẫn có những điều xui rủi không may xảy ra, thì đây là cách mà bạn có thể thử qua. Trốn Thái Tuế nghĩa là tránh gặp gỡ hay làm ăn với những người có tuổi hạn Thái Tuế đối với bạn.
Sử dụng kim bài Thái Tuế để hóa giải những điều xui
Những tai ương đến với năm tuổi Thái Tuế sẽ không phải đúng hoàn toàn 100%, tùy vào công đức của mỗi người mà mức độ nặng nhẹ của vận hạn xui sẽ khác nhau. Do đó, ai vướng phải Thái Tuế thì nên hành thiện để tích đức, sống lương thiện và đối nhân xử thế chuẩn mực để tránh các vận hạn.
Đi bái Thái Tuế hoặc dâng hương cầu phúc đầu năm
Việc đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Dâng hương cầu phúc lễ chùa được xem là một tín ngưỡng tốt, cầu mong bình an đến cho gia đình.
Kim bài Thái Tuế được làm bằng đồng đỏ mạ vàng, trên thẻ sẽ được in hình Thái Tuế của năm đó. Mục đích là để nghênh đón Thái Tuế và hóa giải vận hạn. Hình Thái Tuế sẽ khác nhau theo mỗi năm.
Sau khi sửa soạn mâm cúng chỉn chu, gia chủ thắp hương và đọc bài cúng giải hạn sao Thái Tuế như sau:
"Nam mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Phật mẫu, Thiên mẫu, Thánh mẫu. Nam mô 108 danh, 12 khế vô cấu tán thán Phật Mẫu. Nam mô Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai, cõi Lưu Ly Phương Đông cùng nhất thiết chư Phật. Nam mô Giáo Chủ Mật Tông Di Lặc Tôn Phật. Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô các chư vị Phật, các chư vị đại Bồ Tát và cùng các vị thần linh. Phụng thỉnh. (3 lần) Tam tinh Chiếu Hiệu Lệnh, Thiên Thượng Nhật Nguyệt lai cộng ứng, Nam Đẩu Bắc Đẩu thôi Ngũ Hành. Phật Hiển Linh sắc chân lệnh, Bát Quái Tổ Sư kỳ trung hình, ngọc chỉ phụng lệnh Thái Tuế Ất Tỵ Niên, Trực Niên Tạ Thái Đại Tướng Tinh Quân đáo thử trấn, Thất Tinh Ngũ Lôi hộ lưỡng biên, Lục Giáp thần tướng đáo cung tiền, Lục Đinh thiên binh thủ hậu doanh, Thiên Cung Tứ Phúc Thần cộng giáng, chiêu tài tiến bảo tối đương minh. Đệ tử con tên là: ……………Tuổi:………….. Sinh năm:………… Ngụ tại:………………………… Nhất tâm tam khấu bái, bái thỉnh Thái Tuế Tinh Quân bảo an ninh, Trấn Trạch Quang Minh Nhân Tôn Kính, các gia bình an Vạn Sự hưng, bảo mệnh hộ thân thả trấn trạch, trực niên Thái Tuế 2025 giáng lai lâm. Cấp cấp như luật lệnh. (7 lần)"
Giải hạn theo loại xung Thái Tuế
- Giải hạn Trùng Thái Tuế nên đi chùa cầu bình an, mặc đồ có gam màu đỏ và làm việc nhẫn nại, không nên động thổ.
- Giải hạn Trực Thái Tuế tránh đi đến nơi có tang chay, tham gia tiệc tùng thì nên đeo trang sức thuộc tam hợp để bù đắp mệnh vận, hóa nguy thành an, ví dụ người tuổi Sửu thì nên đeo trang sức có 3 hình Rắn, Trâu, Gà.
- Giải hạn Hình Thái Tuế thì nên đặt ly nước trắng ở hướng Đông hay hướng Nam để tăng tài vận, nên đi chùa để cầu an.
- Giải hạn Xung Thái Tuế thì luôn phải bình tĩnh để tránh bị đâm sau lưng, lừa đảo nhưng nếu bị vu oan, giá họa thì nên có sự phản kháng thích hợp.
- Giải hạn Phá Thái Tuế nên cần thận mọi việc, tránh gây thù oán, tình cảm thì nên kín đáo, nhường nhịn.
- Giải hạn Hại Thái Tuế thì làm ăn đừng quá tin người, đặt vật hay trang trí đồ màu tím hướng Nam để tránh chuyện xui xẻo với bản thân.
Có nhiều cách để hóa giải phạm Thái Tuế
Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn rõ ràng về phạm Thái Tuế và cách hóa giải vận hạn khi gặp phải. Hãy áp dụng những phương pháp trên để đảm bảo một năm bình an và may mắn.
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.
Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
Chi tiết các mức xử phạt cho hành vi mê tín dị đoan như sau:
Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể: sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;
- Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;
- Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;
- Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:
Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];