Cùng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học công nghệ đã có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu.
Hội Sinh viên Việt Nam có những vai trò và trách nhiệm như thế nào?
Vai trò và trách nhiệm của Hội Sinh viên Việt Nam được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Thanh niên 2020 và khoản 3 Điều 29 Luật Thanh niên 2020 như sau:
Theo đó, Hội Sinh viên Việt Nam có những vai trò và trách nhiệm sau đây:
- Hội Sinh viên Việt Nam có vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
Đồng thời, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật.
Hội Sinh viên Việt Nam là gì? Hội Sinh viên Việt Nam có những vai trò và trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước đối với Hội Sinh viên Việt Nam được quy định thế nào?
Chính sách của Nhà nước đối với Hội Sinh viên Việt Nam được quy định tại Điều 30 Luật Thanh niên 2020 như sau:
Căn cứ trên quy định về chính sách của Nhà nước đối với Hội Sinh viên Việt Nam được quy định như sau:
- Tạo điều kiện để Hội Sinh viên Việt Nam tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
- Bảo đảm điều kiện để Hội Sinh viên Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để Hội Sinh viên Việt Nam huy động thanh niên thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án khác.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Trong năm 2021 vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm thực hiện mục tiêu kép “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19” và “phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong trạng thái bình thường mới”, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia đứng đầu thế giới, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số. Câu chuyện chuyển đổi số không phải mới, và nó đã được đặt lên bàn nghị sự từ lâu. Chúng ta đang đứng trước những thách thức, cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà cốt lõi của nó chính là chuyển đổi số. Tôi tin rằng cuộc cách mạng này là cơ hội để Việt Nam phát triển bứt phá vượt lên bằng chuyển đổi số. Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số, năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học - công nghệ, thanh niên được kỳ vọng là lực lượng đi đầu trong chuyển đổi số, làm chủ công cuộc xây dựng và phát triển mọi lĩnh vực trong tương lai.
Bước vào thời kỳ mới, đòi hỏi lực lượng thanh niên phải dám nghĩ, dám làm, đó là nét chung của thanh niên, đặc biệt trong lĩnh vực Chuyển đổi số khi mà thế giới luôn có những bước phát triển phi mã. Đối với thanh niên thuộc Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, là những đoàn viên thanh niên hiện đang công tác tại các cơ quan, các doanh nghiệp trên địa bản, chúng ta là lực lượng trẻ mang tính chất vô cùng trọng yếu, là tác nhân tham gia và đem lại thắng lợi trong công cuộc Chuyển đổi số cho đơn vị.
Nhận thức rõ trách nhiệm này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp:
Một là: ĐVTN luôn không ngừng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số. Tham gia và tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ, ĐVTN, người lao động tại đơn vị để tuyên truyền, truyền thông về Chuyển đổi số. Đây là yếu tố then chốt trong công cuộc Chuyển đổi số, yếu tố về con người. Chúng ta phải nắm được những kiến thức cơ bản về Chuyển đổi số, các giải pháp chuyển đổi số hiện đang được đơn vị áp dụng, và các giải pháp có thể áp dụng cho đơn vị mình.
Hai là: Chủ động tham mưu, góp ý cho lãnh đạo đơn vị đưa ra các giải pháp giúp thúc đẩy công tác Chuyển đổi số. Lên kế hoạch triển khai các phương án khả thi trong thời gian sớm nhất. Phối hợp với chuyên môn áp dụng chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc.
Ba là: vận dụng vốn kiến thức và năng lực bản thân, không ngừng phát huy tính sáng tạo và phát triển các giải pháp, ý tưởng nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số tại đơn vị.
Bốn là: nâng cao năng lực hợp tác, liên kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp trong khối để giúp nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số. Hiện trong Đoàn khối có 100 cơ sở đoàn trực thuộc bao gồm các cơ quan, ban ngành, trường học, doanh nghiệp. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, cả doanh nghiệp và cơ quan chính quyền có vai trò quan trọng đối với công tác Chuyển đổi số. Việc gắn kết, phối hợp sẽ giúp cho đơn vị có nhiều hơn các giải pháp, và thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Năm là: chủ động tham gia các Tổ chuyển đổi số, Nhóm chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương để luôn nắm bắt được nhanh nhất tình hình chuyển đổi số. Cũng như luôn thể hiện được vai trò, tính xung kích, sức trẻ và năng lượng đổi mới trong mọi nhiệm vụ được giao, nhanh chóng và kịp thời trong công tác thực thi Chuyển đổi số tại đơn vị hoặc địa phương đang công tác.
Sáu là: tích cực trong mọi phong trào, chương trình chuyển đổi số do Đoàn cấp trên phát động. Truyền thông, lan tỏa đến toàn bộ mọi người xung quanh. Như Chương trình cài đặt APP Thanh niên Việt Nam, Phần mềm Quản lý đoàn viên… đã và đang đem lại giá trị vô cùng thiết thực, góp phần đẩy nhanh công tác Chuyển đổi số ngay trong nội bộ Đoàn khối.
Bảy là: ĐVTN phải nỗ lực nhiều hơn, ngoài việc phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng cần phải mở rộng tầm hiểu biết về tình hình thế giới để có tư duy, hành động phù hợp hơn, góp phần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả Chuyển đổi số tại đơn vị.
Lê Trọng Chung - Bí thư Đoàn Viễn thông Thanh Hóa
“Dấu ấn” trong phong trào sáng tạo trẻ
Với mục tiêu gắn liền việc đẩy mạnh phong trào sáng tạo trẻ với sự phát triển của EVN, những năm qua, Đoàn Thanh niên EVN đã đẩy mạnh và cụ thể hóa phong trào “Sáng tạo trẻ” do Trung ương Đoàn phát động và tích cực áp dụng khoa học công nghệ trong lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong đó, nổi bật có thể kể đến công trình “Thiết kế và cấu hình Trung tâm kiểm soát an toàn công trình trên bậc thang thủy điện sông Đà” của Đoàn Thanh niên công ty Thuỷ điện Sơn La.
Anh Nguyễn Việt Anh – đại diện nhóm tác giả công trình cho biết, công trình giúp kết nối tín hiệu quan trắc an toàn công trình các công trình thủy điện trên lưu vực sông Đà bao gồm: Thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Huội Quảng - Bản Chát, để hỗ trợ các công ty thủy điện trong công tác quản lý vận hành. Cụ thể, công trình sáng tạo trẻ này phục vụ công tác giám sát, phân tích, cảnh báo an toàn cho các công trình thủy điện, xử lý nhanh các số liệu, nâng cao chất lượng báo cáo về an toàn đập... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tiết lũ, cung cấp nước cho hạ du, đảm bảo giao thông phía hạ du vào mùa kiệt và phát điện cho hệ thống quốc gia; đem lại giá trị làm lợi hàng năm đạt gần 5 tỉ đồng.
Đại diện nhóm tác giả Nguyễn Việt Anh nhận bằng khen tại “Lễ tuyên dương công trình sáng tạo tiêu biểu toàn quốc 2022” với công trình "Thiết kế và cấu hình trung tâm kiểm soát an toàn công trình trên bậc thang thuỷ điện sông Đà"
Không chỉ có giá trị làm lợi về kinh tế, công trình còn có ý nghĩa xã hội vô cùng quan trọng. Công trình có phạm vi thực hiện trên dòng sông Đà, qua 04 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với các Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu; là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến an toàn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Việc quản lý vận hành an toàn các công trình đập hồ chứa tập trung, hiện đại sẽ là cơ sở để các cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa theo thời gian thực. Đây chính là cơ sở pháp lý, là công cụ giúp EVN và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ra quyết định vận hành hồ chứa trong mùa lũ một cách linh hoạt, phù hợp với dự báo theo thời gian thực, đem lại lợi ích tổng hợp cao hơn cho công trình, trong đó có cả điện năng cho quốc gia. Trong tương lai, công trình có thể mở rộng kết nối đến các thủy điện khác trong khu vực, nhằm tối ưu hóa công tác quản lý, vận hành hồ chứa các nhà máy thủy điện.
Công trình “Thiết kế và cấu hình Trung tâm kiểm soát an toàn công trình trên bậc thang thủy điện sông Đà” nói trên là một trong số 5 công trình của Đoàn thanh niên EVN được Trung ương Đoàn khen thưởng và công nhận là công trình sáng tạo tiêu biểu toàn quốc tại tại Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo” năm 2022. Với kết quả này, chỉ riêng số công trình của Đoàn thanh niên EVN đã chiếm tới 10,5% trong tổng số Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” toàn quốc năm 2022. Một tỷ lệ thuyết phục, khẳng định được sự xung kích cũng như tài năng của tuổi trẻ EVN trong đóng góp thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần cùng Tập đoàn đảm bảo điện cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Khơi dậy tinh thần sáng tạo của đoàn viên thanh niên
Phong trào sáng tạo trẻ của Đoàn thanh niên EVN luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đảng ủy EVN và cấp ủy các cấp định hướng cho thanh niên hành động; xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, khởi nghiệp, sáng tạo; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo…
Xác định chuyển đổi số là “yếu tố không thể thiếu, việc không thể dừng lại” trong xu thế mới của toàn cầu, quá trình chuyển đổi số tại EVN đã được các đoàn viên thanh niên, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong học tập, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong công tác sản xuất, kinh doanh - dịch vụ khách hàng; trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi số, cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết tâm cao, để EVN cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022, đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số.
Theo Bí thư Đoàn Thanh niên EVN Dương Thái Anh, một trong những điểm nổi bật của đoàn viên thanh niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam là trình độ học vấn cao; khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận thông tin nhanh; luôn có tinh thần xung kích, sáng tạo trong lao động, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, có ý thức chính trị rõ ràng và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trong năm 2022, tuổi trẻ EVN đã tham gia xây dựng hơn 350 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, là lực lượng nòng cốt tại các đơn vị về phong trào sáng tạo, xây dựng sáng kiến, mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị và Tập đoàn.
Cũng trong năm 2022, Đoàn Thanh niên EVN đã đề ra chỉ tiêu thực hiện 75 công trình thanh niên các cấp. Nổi bật có thể kể tới công trình “Tham gia giám sát, nghiệm thu và viết quy trình vận hành máy biến áp thứ hai 220kV-250 MVA (hiệu EEMC) tại Trạm 220kV Bến Lức”, đã được gắn biển công trình thanh niên cấp Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương. Công trình do đoàn viên thanh niên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đăng ký đảm nhận và thực hiện, giúp củng cố lưới điện truyền tải khu vực miền Nam vận hành ổn định, an toàn liên tục, mang lại hiệu quả rất lớn.
Lễ gắn biển công trình thanh niên cấp Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương với công trình “Tham gia giám sát, nghiệm thu và viết quy trình vận hành máy biến áp thứ hai 220kV-250 MVA (hiệu EEMC) tại Trạm 220kV Bến Lức”.
Anh Dương Thái Anh cho biết, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, tuổi trẻ EVN đã phát huy sức trẻ và khí thế nhiệt huyết khi tham gia vào công cuộc chuyển đổi số tại đơn vị. Các sáng kiến của các đoàn viên thanh niên đều mang tính thiết thực, xuất phát từ những khó khăn trong công việc thường ngày của ngành Điện và từ đó tìm ra các sáng kiến, giải pháp để tháo gỡ. Những sáng kiến, nỗ lực đoàn viên EVN cũng chính là minh chứng cho sự lan toả sâu rộng của phong trào sáng tạo trẻ trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Bí thư Đoàn Thanh niên EVN Dương Thái Anh (đầu tiên bên phải) giới thiệu với các đại biểu về sáng kiến “Trải nghiệm các nhà máy điện của EVN thông qua công nghệ thực tế ảo” tại triển lãm Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc do Trung ương Đoàn tổ chức.
Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định, phong trào sáng tạo trẻ đã tạo điều kiện để tuổi trẻ EVN trong phát huy trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, bản lĩnh của mình để góp phần thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của EVN. Đồng thời, đây cũng là môi trường thuận lợi để mỗi cơ sở Đoàn, mỗi đoàn viên, thanh niên EVN khẳng định tài năng, sức sáng tạo nhằm chung tay vào sự phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Năm 2022, Đoàn thanh niên EVN đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra với 1 công trình Thanh niên cấp Trung ương Đoàn, 10 công trình thanh niên cấp khối, 11 công trình thanh niên cấp huyện, 47 công trình cấp cơ sở và khoảng 100 phần việc thanh niên.
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Việc tìm hiểu tiến trình phát triển đô thị ở Hàn Quốc và Việt Nam đồng thời với việc so sánh các tính cách của hai dân tộc sẽ đóng góp một tiếng nói quan trọng trong việc học tập kinh nghiệm đô thị hoá của Hàn Quốc. Bài viết nhằm mục đích: (1) xác lập một hệ thống tính cách người Hàn; (2) đối chiếu xem người Việt có những tính cách nào tương đồng và khác biệt; (3) từ những tính cách khác biệt để tìm hiểu nguyên nhân thành công trong quá trình đô thị hoá ở Hàn Quốc và ngọn nguồn những hạn chế trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.
Một sự thật hiển nhiên mà bất cứ người nào đã tỉm hiểu tình hình Hàn Quốc đều nhận thấy là, tuy cũng còn nhiều vấn đề chung cần phải giải quyết của các đô thị hiện đại (như giao thông, môi trường, dân cư…), nhưng tiến trình phát triển đô thị ở Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung đã thành công một cách đáng kinh ngạc. Nó đã trở thành hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới học tập. Các cố gắng giải thích hiện tượng này lâu nay thường chú trọng nhiều đến những nguyên nhân kinh tế, tôn giáo, hay sự hỗ trợ từ bên ngoài, v.v. và do vậy đều tỏ ra chưa đủ sức thuyết phục. Việc tìm hiểu nguyên nhân ở yếu tố con người cũng đã được chú ý, song mới tập trung nhiều vào khâu quản lý, tổ chức, v.v. mà chưa chú ý đúng mức đến yếu tố tính cách dân tộc, tức là chưa đi đến tận cùng của vấn đề. Do vậy, chúng tôi cho rằng đặt việc tìm hiểu tiến trình phát triển đô thị ở Hàn Quốc và Việt Nam đồng thời với việc so sánh các tính cách của hai dân tộc sẽ đóng góp một tiếng nói quan trọng trong việc học tập kinh nghiệm đô thị hoá của Hàn Quốc.
Phương pháp làm việc của chúng tôi là: (1) xác lập một hệ thống tính cách người Hàn; (2) đối chiếu xem người Việt có những tính cách nào tương đồng và khác biệt; (3) từ những tính cách khác biệt để tìm hiểu nguyên nhân thành công trong quá trình đô thị hoá ở Hàn Quốc và ngọn nguồn những hạn chế trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.
Về người Hàn, đã có nhiều bài viết và sách của các tác giả nước ngoài và Korea. Ở Korea, đáng chú ý là các công trình của Choi Ch’oe Sok (1976), Jun Tae Rim (1964), Kim Jae Un (1992), Ko Yong Buk(2001)… Các tác giả bàn về tính cách người Hàn thường đi theo hướng nêu lên một danh sách các ưu điểm và nhược điểm. Chẳng hạn, Ch’oe Nam Son (1946) nêu ra “tam ưu tứ khuyết” (삼우사결 = 三優四缺). Tam ưu là: 1) chủ nghĩa lạc quan; 2) tình yêu thuần khiết; 3) sự kiên trì, bền bỉ và dũng cảm. Còn tứ khuyết là: 1) chủ nghĩa hình thức thái quá; 2) chủ nghĩa bảo thủ suy thoái; 3) thiếu sự đoàn kết, thống nhất, hay sự sắp xếp tổ chức; 4) thiếu chính xác, và có khuynh hướng chắp vá dàn xếp qua loa dễ dãi (Kim Jae Un 1992: 32-33). Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu xưa nay, Ko Yong Buk trong cuốn “Tính cách của người Hàn: bàn về sự cải cách” (고영복. 한국인의 성격 – 그 변혁을 위한 과제. 사회문화소) xuất bản năm 2001 đã liệt kê ra 23 ưu điểm và 22 nhược điểm. Còn Pak Young Sun trong cuốn “Luận Văn hoá Hàn Quốc ” (박영순. 한국문화론. 한국문화사) xuất bản năm 2002 (tr. 57-58, 68-69) thì nêu ra 28 đặc trưng tạo nên tính cách người Hàn.
Thực ra, văn hoá và tính cách của dân tộc luôn là một hệ thống, nó bị chi phối bởi những yếu tố khách quan và chủ quan thuộc môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà dân tộc đó tồn tại và trải qua. Theo chúng tôi, nguồn gốc của văn hoá Hàn chủ yếu được quy định bởi ba yếu tố.
Thứ nhất, xét về môi trường sống thì Korea ở vào một khu vực có khí hậu ôn đới với mùa đông lạnh giá, với địa hình tới 70% là núi đá, đất đai trồng trọt được rất ít và manh mún, trồng lúa nước được lại càng ít nữa, nói chung là một môi trường sống khắc nghiệt.
Thứ hai, xét về nguồn gốc dân tộc như một trong những nguồn gốc của tính cách thì tổ tiên người Hàn hiện đại là cư dân thuộc ngữ hệ Altai (cùng họ với các cư dân nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Tungus), ít nhiều mang trong mình chất du mục của dân săn bắn và chăn nuôi Siberia, nói chung là mang nhiều chất động hơn là tĩnh.
Thứ ba, xét về loại hình kinh tế chủ yếu thì bắt đầu từ thời kỳ đồ đồng (khoảng từ tk 8 đến tk 4 trCN), nghề nông nghiệp lúa nước vốn bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á cổ đại phía nam sông Dương Tử qua cư dân Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà đã thâm nhập vào bán đảo Korea và từ đó trở thành loại hình kinh tế chủ yếu trong suốt trường kỳ lịch sử Korea.
Yếu tố thứ ba (loại hình kinh tế nông nghiệp lúa nước) là nguồn gốc của những đặc trưng âm tính trong tính cách người Hàn, còn hai yếu tố đầu là nguồn gốc của những đặc trưng dương tính. Tất cả tạo nên một hệ thống với bảy đặc trưng điển hình. Chất nông nghiệp lúa nước tạo nên (1) Lối sống trọng tình(jong = 정 = 情), (2) Khả năng linh cảm cao (nunch’i = 눈치) và (3) Tính trọng thể diện (ch’ae-myon = 체면= 體面). Chất nông nghiệp lúa nước cùng với môi trường sống khắc nghiệt đã tạo nên (4) Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti. Cả hai cùng với chất du mục Siberia đã tạo nên (5) Tính nuốt “hận” (han = 한 = 恨), cùng (6) Tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính. Và cuối cùng, chất động Siberia và môi trường sống khắc nghiệt gặp một hoàn cảnh phù hợp đã nhanh chóng tạo nên một tính cách mới: (7) Lối làm việc cần cù và khẩn trương. Mọi ưu điểm và nhược điểm khác trong tính cách Hàn đều chỉ là hệ quả của bảy đặc trưng này.
Hệ thống bảy đặc trưng tính cách Korea trong quan hệ với ba nguồn gốc của chúng có thể hình dung như sau:
Trong ba nguồn gốc của tính cách dân tộc Korea thì tuy chỉ có một nguồn gốc thứ ba (nghề nông nghiệp lúa nước) thiên về âm tính, song nó có ảnh hưởng rất mạnh, tác động đến sự hình thành sáu trên bảy đặc trưng tính cách Korea. Như vậy, cấu trúc của tính cách dân tộc Korea là có âm có dương khá hài hoà.
II. SO SÁNH TÍNH CÁCH HÀN VÀ TÍNH CÁCH VIỆT NAM
Xét về NGUỒN GỐC CỦA TÍNH CÁCH thì người Việt và người Hàn có hai điểm khác nhau và một điểm giống nhau.
Xét về môi trường sống như một nguồn gốc của tính cách thì hai dân tộc khác sống trong những môi trường hẳn nhau. Trong khi Korea sống trong môi trường sống khắc nghiệt với khí hậu ôn đới lạnh giá và địa hình núi đá, thì Việt Nam ở vào khu vực có môi trường sống thuận tiện, với khí hậu nhiệt đới nóng ấm và địa hình sông nước, có đất đai trồng trọt nhiều và trồng được quanh năm.
Xét về nguồn gốc của dân tộc như một nguồn gốc khác của tính cách thì người Việt và người Hàn lại càng khác nhau. Trong khi tổ tiên người Hàn hiện đại là cư dân mang trong mình chất động của dân săn bắn và chăn nuôi Siberia thuộc ngữ hệ Altai, thì tổ tiên người Việt lại mang nhiều chất tĩnh của cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á, ngay từ đầu đã sống chủ yếu bằng hái lượm và sớm chuyển sang nông nghiệp, rồi nông nghiệp lúa nước.
Cuối cùng, xét về loại hình kinh tế chủ yếu thì cả hai dân tộc đều có chung một nguồn gốc là sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp lúa nước. Xét rộng ra về mặt văn hoá thì trong lịch sử, hai dân tộc còn có một điểm chung quan trọng là cùng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Trung Hoa, nhưng điểm chung này xuất hiện muộn nhất nên hầu như không ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách dân tộc.
Như vậy, so sánh về nguồn gốc của tính cách hai dân tộc ta thấy bức tranh như sau:
Ở trên đã nói rằng trong ba nguồn gốc của tính cách dân tộc Hàn thì tuy chỉ có một nguồn gốc thứ ba (nghề nông nghiệp lúa nước) thiên về âm tính, song nó có ảnh hưởng rất mạnh, do vậy cấu trúc của tính cách dân tộc Korea là có âm có dương khá hài hoà. Trong khi đó thì cả ba nguồn gốc của tính cáchdân tộc Việt Nam đều thiên về âm tính, do vậy, cấu trúc của tính cách dân tộc Việt Nam thiên hẳn về âm.
Sự đồng nhất và khác biệt về ba nguồn gốc nêu trên quy định sự đồng nhất và khác biệt về hệ thống các đặc trưng tính cách.
Do chỗ nguồn gốc thứ ba (nghề nông nghiệp lúa nước) là chung cho cả hai dân tộc nên dễ hiểu là ba đặc trưng tính cách đầu (lối sống trọng tình, khả năng linh cảm cao, tính trọng thể diện) của hai dân tộc là giống nhau (đương nhiên, sự giống nhau này chỉ là tương đối, trong cái giống nhau vẫn có sự khác biệt, song ở đây tạm thời chưa nói đến những sự khác biệt này).
Hệ thống tính cách của hai dân tộc Korea và Việt Nam có những nét tương đồng và dị biệt như sau:
III. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH CÁCH ĐẾN TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
3.1. Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti với Tính cộng đồng làng xã và tính dân chủ
Gia đình là đơn vị tổ chức đặc trưng phổ biến ở mọi xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình văn hoá, mỗi nền văn hoá, vai trò của gia đình rất khác nhau. Trái ngược với xã hội phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân, trong xã hội phương Đông nông nghiệp thì coi trọng gia đình. Riêng trong nền văn hoáKorea, gia đình không chỉ được coi trọng, mà hơn thế nữa, nó trở thành một nhân tố chi phối tổ chức xã hội, một thứ “chủ nghĩa” – chủ nghĩa gia đình. Chủ nghĩa gia đình (familism) là một đặc trưng văn hoá, một tính cách dân tộc với năm đặc điểm[1]:
1) Gia đình, cùng với quốc gia, là những hình thái xã hội cơ bản, có vai trò quan trọng đặc biệt (từnhà lên nước);
2) Cá nhân không thể độc lập tách rời khỏi gia đình;
3) Quan hệ giữa các thành viên gia đình được sắp xếp theo theo trật tự trên dưới rất rõ ràng, chặt chẽ, và nghiêm ngặt;
4) Gia đình có một truyền thống mà tất cả các thành viên gia đình qua các thế hệ đều quan tâm gìn giữ;
5) Cách tổ chức này không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà còn được nhân rộng ra toàn xã hội.
Đối chiếu với định nghĩa này thì Việt Nam có 3 đặc điểm sau mà thiếu đặc điểm đầu; văn hoá Việt Nam coi trọng làng hơn gia đình, do vậy mà có khái niệm “làng nước” (Trần Ngọc Thêm 2001: 200-201). Korea có cả 4 đặc điểm, văn hoá Trung Hoa và Korea coi trọng gia đình (nhà) hơn làng. Riêng đặc điểm số (3) thì thể hiện ở Korea là mạnh nhất, mạnh hơn cả Trung Hoa lẫn Việt Nam.
Bởi vậy mà ở Korea có thể nói đến chủ nghĩa gia đình là cái mà ở Việt Nam không có, còn ở Trung Hoa thì có nhưng không rõ nét bằng. Sở dĩ như vậy là vì nghề nông nghiệp lúa nước thì đòi hỏi tính cộng đồng cao ở một phạm vi rộng mới đủ sức chống hạn, chống lụt và làm cho kịp thời vụ, mà chất nông nghiệp lúa nước thì ở Việt Nam đậm nét hơn ở Bắc Trung Hoa và Korea. Trong khi đó thì địa hình núi đá ở Korea không tạo nên những cánh đồng lớn đòi hỏi tính cộng đồng cao, đồng thời nó buộc phải sống phân tán, không cho phép ở tập trung được theo ý mình, khiến cho vai trò của gia đình buộc phải lớn hơn làng xã. Đây chính là lý do tại sao Korea có chủ nghĩa gia đình, còn Việt Nam thì thay vào đó là tính cộng đồng làng xã.
Quan hệ chủ yếu trong gia đình là quan hệ tôn ti trên dưới theo thứ bậc và tuổi tác. Bởi vậy, một khi gia đình là đơn vị được coi trọng nhất trong xã hội Korea thì tính tôn ti gia đình mở rộng ra thành tính tôn ti xã hội. Ý thức coi trọng tôn ti của người Hàn mạnh đến mức họ rất thích xưng hô theo chức vụ, địa vị, kể cả những chức vụ rất thấp (giáo sư Kim, giám đốc Lee, đội trưởng Park, tổ trưởng Han…). Trong làng xã thì mọi người bình đẳng với nhau, cho nên chỉ có thể nhờ vả nhau chứ không sai bảo nhau được như trong gia đình; đây là lý do tại sao ở Việt Nam tính dân chủ tình cảm mạnh hơn tính tôn ty.
Ưu điểm của chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti là tạo nên một xã hội gắn bó chặt chẽ và có trật tự. Chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti kết hợp với sự tuân thủ nghiêm nhặt ý thức hệ Nho giáo là nguyên nhân của sự tôn trọng phép tắc lễ nghĩa thái quá trong xã hội Hàn. Người Hàn ý thức rằng chỉ có như thế thì trật tự xã hội mới được duy trì. Đây chính là nguyên tắc “chính danh” trong tổ chức xã hội mà Khổng Tử đã từng ca ngợi.
Đô thị là một hình thái tổ chức xã hội hoàn toàn khác hẳn nông thôn, nơi đây vừa đông người và mọi người thì không thể biết hết nhau, cho nên yêu cầu số một trong vận hành tổ chức đô thị là trật tự xã hội thể hiện dưới dạng hệ thống luật pháp phải được tuyệt đối tuân thủ. Mà yêu cầu này thì rõ ràng là người Hàn với chủ nghĩa gia đình và tính tôn ty có khả năng đáp ứng tốt hơn nhiều so với người Việt với tính cộng đồng làng xã và tính dân chủ tình cảm. Nhờ chủ nghĩa gia đình mà những tập đoàn tư bản Hàn Quốc (chaebol) có được sự tổ chức chặt chẽ. Nhờ tính tôn ty mà lịch sử Korea không bao giờ biết đến căn bệnh “trên bảo dưới không nghe” khá phổ biến trong xã hội Việt Nam quá khứ và hiện tại.
Do sự khác biệt tính cách này mà những công trình xây dựng của Hàn Quốc có chất lượng rất bảo đảm, trong khi ở những công trình xây dựng của Việt Nam thì bị “rút ruột” dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có khi chưa nghiệm thi mà đã hỏng.
3.2. Tính nuốt “hận” với Tính khoan dung
Môi trường sống khắc nghiệt ở Korea đã tạo nên những khó khăn và nỗi khổ chồng chất. Chất nông nghiệp lúa nước thì khiến cho người Hàn chấp nhận và cam chịu những nỗi khổ ấy như là số phận. Còn chất Siberia mạnh mẽ chảy âm ỉ trong huyết quản thì lại không cho phép bỏ qua. Thành ra những nỗiniềm mà không thể thổ lộ với người khác, không muốn cho người khác biết… đã chồng chất trong lòng và trở thành ‘hận’ (han = 한 = 恨). Hận là một nét đặc trưng tình cảm rất đặc thù của dân tộc Hàn. Với tính hướng nội, đặc điểm phổ biến của văn hoá Hàn là là tình trạng ôm hận, nuốt hận vào trong. Do nuốt hận, cho nên người Hàn rất khó có thể tha thứ được cho người Nhật những gì mà họ đã gây ra cho người Hàn trong cuộc chiến tranh Nhâm Thìn tk. 1592-1597 và trong 35 năm đô hộ 1910-1945.
Trong khi đó thì do có chất nông nghiệp lúa nước mạnh hơn Korea, nên người Việt rất dễ chấp nhận cái khác mình, “chín bỏ làm mười”, tạo nên tính khoan dung. Trong lịch sử chống xâm lăng, người Việt thường không chống đến cùng mà mỗi khi đã nắm giành được thế thắng thì lại hay chủ động cầu hoà để mở đường cho giặc rút lui trong danh dự. Sau chiến tranh thì dù là Trung Hoa hay Nhật, Pháp, Mỹ thì cũng đều khá dễ dàng gác lại quá khứ để nhìn về tương lai.
Tính nuốt hận có ưu điểm là tạo cho người Hàn một sức chịu đựng phi thường, giúp họ có ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hoá, do mang hận nên người Hàn luôn có ý thức không muốn chịu thua người Nhật trong bất kỳ lĩnh vực nào. Trong tổ chức xã hội, họ luôn đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa độc tài, với những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong sinh hoạt đô thị và quản lý đô thị. Nhờ vậy, chỉ trong vòng mấy chục năm, người Hàn đã xây dựng được không chỉ những đô thị ngang tầm thế giới mà quan trọng hơn là còn xây dựng được một nếp sống đô thị kỷ cương, ngăn nắp, gọn gàng, lịch sự.
Trong khi đó thì người Việt, do tính khoan dung cho nên luôn dễ bỏ qua và không chống đến cùng, dẫn đến tình trạng “chung sống” với những hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạt và quản lý đô thị như không chấp hành luật lệ giao thông, vứt rác và đi tiểu tiện bừa bãi, quản lý đô thị tuỳ tiện, thiếu kế hoạch…
3.3. Tính nước đôi của người Korea và người Việt
Đến Korea, người quan sát nước ngoài thường rất ngạc nhiên và có ấn tượng mạnh khi nhận thấy ở người Hàn một tính cách nước đôi đầy mâu thuẫn với những biểu hiện tương phản rõ rệt: hiền lành và mạnh mẽ, cộng đồng và cá nhân, bè phái và thống nhất, nhường nhịn và cạnh tranh, hoang phí và tằn tiện, điềm tĩnh và nóng nảy, tĩnh lặng và năng động, lười nhác và cần cù, lề mề và khẩn trương…
Người Việt cũng là một tộc người có tính cách nước đôi (Trần Ngọc Thêm 2001: 197, 278): vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỷ; vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa có óc gia trưởng tôn ty; vừa có tinh thần tự lập lại vừa có sự thủ tiêu vai trò cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại; vừa rụt rè lại vừa thích giao tiếp…
Mới nhìn tưởng như tính nước đôi ở người Hàn và người Việt là giống nhau, nhưng thực ra là chúng khác nhau hoàn toàn. Tính nước đôi của người Hàn là tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính, còn trong tính nước đôi của người Việt thì chất dương tính rất yếu, nó vẫn nằm trọn trong hkuynh hướng thiên về âm tính.
Về nguồn gốc, tất cả những biểu hiện của tính nước đôi ở người Việt đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị của làng xã. Tùy lúc tùy nơi mà mặt này hoặc mặt kia sẽ được phát huy: Khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên (Trần Ngọc Thêm 2001: 198). Trong giao tiếp, khi thấy mình đang đứng trong cộng đồng quen thuộc thì tính thích giao tiếp nổi lên, còn khi vượt ra khỏi cộng đồng, đứng trước người lạ, thì tính rụt rè sẽ lấn át (Trần Ngọc Thêm 2001: 278-79). Tính nước đôi của người Việt thường phát huy tác dụng tốt trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, một mất một còn (điển hình là trong chiến tranh), còn trong xây dựng hoà bình, trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hoá thì đáng tiếc là thường mặt trái của tính nước đôi này lại nổi trội.
Nguồn gốc tính nước đôi ở người Hàn phong phú và phức tạp hơn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu từng đề cập đến bốn nguyên nhân là vị trí bán đảo, địa hình núi và đồng bằng, khí hậu hai mùa mưa và khô, lịch sử bị xâm lược và bị đè nén. Theo chúng tôi, còn có một nguyên nhân thứ năm, nhưng đây mới là nguyên nhân quan trọng nhất, nguyên nhân chủ yếu. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là chất du mục Siberia và địa hình núi đá với bên kia là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Kinh tế nông nghiệp lúa nước tạo nên một tính cách thiên về âm tính, trong khi đó thì chất du mục Siberia và địa hình núi đá lại tạo nên một tính cách thiên về dương tính. Chính mâu thuẫn này là cội nguồn của tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính trong tính cách của người Hàn, khác hẳn với tính nước đôi của người Việt là tính nước đôi mà các biểu hiện của nó đều vẫn nằm trọn vẹn trong khuynh hướng thiên về âm tính.
Những biểu hiện của tính nước đôi rất nhiều, ở đây chỉ nói đến một vài biểu hiện tiêu biểu có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển đô thị.
Trước hết là cặp “nhường nhịn và cạnh tranh”. Người nông nghiệp do tính cách hiền lành, điềm tĩnh, lối sống trọng tình nên trong quan hệ thì đặc tính phổ biến là ưa nhường nhịn. Người Việt quan niệm “một sự nhịn là chín sự lành”, có chuyện gì thì cố gắng bỏ qua cho nhau “chín bỏ làm mười”, nếu không bỏ qua được thì cũng “đóng cửa bảo nhau”: chuyện to làm thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì. Lối ứng xử này phổ biến cả trong quan hệ giữa những người ngang hàng lẫn trong quan hệ trên-dưới. Trongvăn hoá Korea, sự nhường nhịn chỉ phổ biến trong quan hệ trên-dưới, mà chủ yếu là người dưới nhường người trên. Trong quan hệ ngang bằng thì phổ biến là sự cạnh tranh – điều mà trong văn hoá Việt Nam hầu như không có. Richard Rut (1965) giải thích nguyên nhân của tính cạnh tranh cao này là vì người Hàn chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo với tham vọng làm quan và định hướng địa vị cao (Kim Jae Un 1991: 165). Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, nhưng so với Korea thì vai trò của Nho giáo ở Việt Nam yếu hơn nhiều, trong khi tính nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam lại mạnh hơn. Do vậy mà ở Việt Nam tính nhường nhịn mạnh hơn tính cạnh tranh, còn ở Korea thì tính cạnh tranh mạnh hơn tính nhường nhịn. Đây là một đặc điểm văn hoá rất quan trọng, giúp cho Hàn Quốc mau chóng trở thành một quốc gia đô thị và công nghiệp.
Tuy nhiên, dẫu sao thì trước thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hoá, trong xã hội Hàn Quốc sự cạnh tranh hãy còn chưa mạnh, phổ biến vẫn là sự hoà thuận và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng từ sau khi bước vào công nghiệp hóa và đô thị hoá, người Hàn đã dần dần thay đổi, xuất hiện sự so sánh và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Ngay Chính phủ Hàn Quốc cũng coi việc “tăng cường khả năng cạnh tranh” trên thế giới là một trong những mục tiêu để phát triển vì đất nước Hàn Quốc vừa nhỏ hẹp, vừa thiếu tài nguyên thiên nhiên, nhưng dân số lại nhiều, vì vậy, tiềm lực con ngươi là quý báu.
Kết quả là ở Hàn Quốc, cuộc cạnh tranh chạy theo điểm số thành tích và bằng danh dự, công việc và sự thăng tiến, nền tảng kinh doanh và thế lực chính trị, v.v. trở thành cuộc cạnh tranh suốt đời và là một chủ đề nổi bật ở các đô thị hiện đại Hàn Quốc. Phần thưởng cho sự cạnh tranh là kinh tế tốt, nhà ở tốt, nghề nghiệp tốt, hôn nhân tốt. Thái độ cạnh tranh phổ biến đó đã mang đến những thay đổi giật mình trong tính cách bên ngoài của người Hàn. Họ trở thành nổi tiếng như một trong những dân tộc có tinh thần làm việc chăm chỉ và hiệu quả nhất trên thế giới.
Từ lười nhác đến cần cù, từ lề mề đến khẩn trương – đó cũng là những cặp biểu hiện của tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính.
3.4. Lối làm việc cần cù và khẩn trương với Lối làm việc chừng mực
Trong các nền văn hoá nông nghiệp, người nông dân rất cần cù khi vào vụ, nhưng lại tỏ ra lười nhác lúc nông nhàn. Người Hàn hay người Việt Nam cũng đều không ra khỏi quy luật này.
Nhưng người Hàn nay thì đã khác hẳn. Trải qua quá trình công nghiệp hóa, từ nông dân trở thành công nhân, người Hàn không còn chậm rãi, ung dung, và nhàn nhã như người Việt. Những người quan sát nước ngoài thường mô tả những công nhân Hàn là những con người cần cù, tự nguyện cống hiến, trung thành và đáng tin cậy.
Tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ của người công nhân Hàn vào bậc nhất thế giới. Từ khi tiến hành công nghiệp hóa, dấn thân vào nền kinh tế tốc độ, người Hàn lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, cho nên thường có tác phong làm việc rất khẩn trương. Dù làm việc gì, họ lúc nào cũng gấp gấp, nhanh nhanh (“ppali ppali” 빨리 빨리). Ở Hàn Quốc, đập vào mắt là hình ảnh người Hàn luôn vội vã, tất bật. Cuối cùng, họ cũng đã giải phóng được khỏi sự trì trệ hàng bao thế kỷ, dường như giờ đây họ đang vội vã để bù lại cho thời gian đã mất.
Trong những năm qua, họ làm việc 10 giờ trong một ngày và 6 ngày trong một tuần ở những toà nhà kín trong thành phố và những khu công nghiệp trải dài ở ngoại ô. Trung bình một người Hàn Quốc làm việc tổng cộng 2.833 giờ trong một năm, nhiều hơn gần 1,3 lần so với người Nhật và gần 1,5 lần so với người Mỹ, trong khi số ngày nghỉ của họ lại thấp nhất – chỉ bằng một nửa số ngày nghỉ của người Nhật và bằng ¼ số ngày nghỉ của người Mỹ.
Số giờ làm việc và ngày nghỉ trong năm của công nhân một số nước vào những năm 80
(Nguồn: Japanese Ministry of Labour 1986, dẫn theo Kim Jae Un 1991: 144).
Hiện nay Hàn Quốc đang chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày (với 40 giờ) trong một tuần (5일제근무시행) theo Luật lao động ban hành ngày 29 tháng 8 năm 2003. Tuy nhiên, người Hàn Quốc không vội vàng trong việc chuyển đổi theo luật này. Họ chủ trương thực hiện một cách từ từ, tiến hành làm nhiều bước, kéo dài trong suốt bốn năm, từ năm 2004 đến 2007.
Sở dĩ người Hàn cần mẫn và khẩn trương như vậy vì họ coi công việc là trung tâm, còn mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Người Hàn tính lương không theo thời gian làm việc mà là tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành. Công việc đối với người Hàn là cái gì đó không bao giờ ngừng nghỉ.
Người Việt thì có triết lý vừa phải, “lắm thóc nhọc xay”, “cầu sung vừa đủ xài” lại vừa không có thói quen coi trọng thời gian, coi thời giờ là “cao su” (Trần Ngọc Thêm 2001: 287), bởi vậy mà không có trì chí làm giàu. Chỉ khi thấy mình thua kém người xung quanh quá nhiều thì mới cố gắng, nhưng ngay khi thấy mình đã như mọi người rồi thì lại làm việc cầm chừng. Tác phong làm việc này hoàn toàn không thích hợp với nếp sống đô thị.
Trở lên chỉ mới là một vài nét phác thảo trong cố gắng theo hướng lý giải những thành công của người Hàn và những hạn chế của người Việt trong tiến trình phát triển đô thị. Ở đây cũng chưa bàn đến những mặt hạn chế trong tính cách người Hàn. Và cũng chưa phải mọi thứ đã lý giải được hết vì hệ thống những đặc trưng tính cách còn cần được hoàn chỉnh thêm.
Tác giả cùng sinh viên HUFS tại Seoul năm 2001
1. Trần Ngọc Thêm 2001: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. – NXB Tp. Hồ Chí Minh.
2. Kim Jae-un 1992: The Koreans: Their Mind and Behavior (translated by Kim Kyong-dong). – Seoul, Kyobo Book Centre.
3. Choi Choe-sok 1976: 최채석. 한국인의 사회적 성격. 현음사. (Tính cách xã hội của người Hàn).
4. Yun Tae-rim 1964: 윤태림. 한국인의 성격. (Tính cách người Hàn).
5. Ko Yong-bok 2001: 고영복. 한국인의 성격 – 그 변혁을 위한 과제. 사회문화소. (Tính cách người Hàn: bàn về sự cải cách).
6. Park Yong-sun 2002: 박영순. 한국문화론. 한국문화사. (Luận văn hoá Hàn Quốc).
[1] Điều chỉnh trên cơ sở 5 đặc điểm của Choi Chae Seok, xem (Ko Yong Buk 2001: 27).
[2] Trong bài viết này có sự tham gia của SV ngành Hàn Quốc học (Khoa Đông phương học ĐH KHXH-NV, ĐHQG Tp.HCM) Phan Thiện Đào Nguyên trong việc xử lý các tài liệu tiếng Hàn trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp về đề tài “Tính cách người Hàn” vào năm 2003 do tác giả hướng dẫn.
Bài đã in trong: T/c Nghiên cứu con người, số 6, 2004
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từđầu Công nguyên và trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải qua suốt chiều dàicủa lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã quan hệ mậtthiết với tư tưởng, tinh thần dân tộc và đã có sự biến đổi cho phù hợp với đặcđiểm đời sống tinh thần của người Việt. Theo đó, Phật giáo luôn đóng góp trongkhối đoàn kết toàn dân tộc, trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, chung sức, đồngtâm xây dựng, phát triển đất nước. Đồng thời, Phật giáo không chỉ khuyên conngười dứt bỏ tham, sân, si, phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỷ, xả màcòn khuyên nhủ con người tránh những sai lầm có tính giáo điều như quá nệ vàothần khải, quá nệ vào truyền thống, lập luận đơn thuận, xem xét sự vật một cáchhời hợt, chỉ chấp nhận một quan điểm, lý thuyết... Đặc biệt, Phật giáo hôm nayđã có những biến đổi cầu của nhân sinh, của xã hội hiện đại.
Vớihệ thống giáo lý, triết học, văn hóa, Phật giáo đã cống hiến cho xã hội nhữnggiá trị không thể phủ nhận; và trong xã hội đó, đức Phật nêu cao giá trị làmngười và xây dựng hạnh phúc nhân gian, xã hội thịnh vượng. Những vấn đề củathời đại, nếp sống hưởng thụ chạy theo vật chất, suy thoái đạo đức cá nhân vàxã hội, sự cạn kiệt môi trường và thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, với chức năng vàtrách nhiệm của mình, bằng tinh thần nhập thế, Phật giáo luôn có những hoạtđộng tích cực để góp phần giảm bớt những mặt trái đã và đang phát sinh trong xãhội, đồng thời xây dựng nếp sống hài hòa, quân bình về mặt tinh thần và vậtchất. Đó cũng là tư tưởng giáo lý tích cực của Đạo Phật làm tốt Đạo đẹp Đời, vàđiều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước về việc nhìn nhậntôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân; nét văn hóa, đạo đức tôn giáo cónhiều điểm phù hợp công cuộc xây dựng xã hội mới; đảm bảo phát huy được các yếutố tiến bộ, tích cực của các tôn giáo trong đời sống chính trị - xã hội, trongviệc tham gia giải quyết các vấn đề chung của dân tộc và toàn cầu.
2. Phát huy truyền thống hộ quốc an dân
Pháthuy truyền thống yêu nước, yêu dân tộc của Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hànhcùng dân tộc, thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phật giáo và dân tộc, thực hiệnnhững việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời, khẳng định mối quan hệ gắn bó khôngthể tách rời giữa dân tộc và đạo pháp.
Trongxu thế hội nhập sâu rộng, công nghệ số phát triển đang từng bước xóa nhòa ranhgiới văn hóa giữa các cộng đồng, quốc gia và vùng lãnh thổ. Nối tiếp truyềnthống hộ quốc an dân, Phật giáo góp phần giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hộiViệt Nam đang phải đối mặt như sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa củamột bộ phận không nhỏ các thành phần xã hội, sự lạm dụng thái quá vật chất đểthỏa mãn nhu cầu cá nhân, sự lãng phí, vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Bằngtriết lý nhập thế tích cực, Phật giáo chú trọng xây dựng con người thông quanhững nguyên tắc đạo đức căn bản như từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, không sátsinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, v.v. góp phần vào công cuộcphát triển đất nước bền vững.
3.Xây dựng đạo đức, định hướng tư duy
Vớinhững nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo Việt Nam đã vàđang bền bỉ với nhiệm vụ xây dựng các giá trị đạo đức con người, góp phần địnhhướng tư duy và điều chỉnh hành vi của cộng đồng, xã hội. Từ Trung ương Giáohội đến các địa phương, các chùa, tự viện, thiền viện… đã tổ chức nhiều khóatu, trại hè, các hoạt động Phật pháp... dành cho thanh thiếu niên. Thông qua đógiáo dục thế hệ trẻ hiểu được lễ nghi, phải trái, hiếu thuận, nhân quả, tộiphúc, sự biết ơn, đền ơn, báo ân, báo hiếu cha mẹ, thầy cô, có nếp sống lànhmạnh, văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Tuyên truyền và giảnggiải ý nghĩa của việc hạn chế sát sinh, không săn bắt các loài thú hoang dã,không phá rừng mà tăng cường trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ không dùng đồ nhựa một lần để bảovệ môi trường, các cấp Giáo hội động viên Phật tử thực hiện tốt đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thựchiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tuyên truyền, vận động người dân thựchiện tốt văn hóa giao thông mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Giao thông Vậntải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký kết.
Hoạtđộng nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội của Giáo hội tiếp tục được phát triển vàmở rộng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo chongười nghèo, người có công với nước, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình thương,nhà Đại đoàn kết; mở các phòng khám từ thiện miễn phí; cứu trợ và giúp đỡ đồngbào vùng bị thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, năm 2020, trong cuộc chiến phòng,chống dịch COVID-19, Giáo hội và đông đảo Tăng - Ni, Phật tử đã có nhiều hoạtđộng trợ giúp kịp thời tới cộng đồng thiết thực, hiệu quả, chung tay cùng cáccấp chính quyền và nhân dân chăm lo, chia sẻ, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn,người khuyết tật, neo đơn, người nghèo, lao động bị ảnh hưởng của đại dịch vàthiên tai bão lũ tại miền Trung.
4.Gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân
Vớitư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, chư Tăng - Ni, Phật tửluôn luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện tốt phươngchâm Dân tộc - Đạo pháp - Chủ nghĩa xã hội. Các Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh,thành trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử tại địa phươnghoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môitrường, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn, tham gia các tổ chức chính trị- xã hội, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc như tham giaứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc các cấp từ Trung ương đến địaphương. Nhiều vị chức sắc tu hành được người dân tin tưởng bầu làm đại biểuQuốc hội, HĐND; thể hiện được vai trò đặc biệt trong việc vận động quần chúngxây dựng đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội ở các địa bàn dân cư; đẩy mạnh việctruyền bá đạo pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh thần Phậtgiáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên giậu của Tổ quốc.
Là tôn giáo của từ bi, của lòngnhân ái và tính hướng thiện, Phật giáo ra đời vì cuộc sống của con người và chochính hạnh phúc, an lạc của nhân loại. Trong thực hành giáo lý và cuộc sống, đạoPhật luôn đề cao tinh thần "Phật pháp bất ly thế gian pháp" - đạo Phậtvà đời luôn gắn liền nhau. Triết lý này của Phật giáo có ngay từ khi mới du nhậpvào Việt Nam, là tư tưởng nhập thế của vua Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, cácvị thiền sư thời Lý - Trần và tiếp nối đến ngày nay. Với gần 2000 năm gắn bó vàđồng hành với dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã trải qua những thăng trầm cùng lịchsử đất nước. Phật giáo đã thấm sâu, lan tỏa, hòa quyện vào xã hội Việt Nam, làmột phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, Phậtgiáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcvới tinh thần "Hộ quốc, an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dântộc và Chủ nghĩa xã hội". Trong những năm gần đây, các hoạt động Phật sựvà hoạt động xã hội của Phật giáo luôn có sự đổi mới, bám sát thực tiễn sinhđộng, luôn hướng đến con người, vì con người; các hoạt động từ thiện, nhân đạo,an sinh xã hội được đông đảo tín đồ, Phật tử và người dân đồng lòng ủng hộ.
Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao sự thamgia, đóng góp tích cực về vật chất và tinh thần của Phật giáo trong phòng,chống đại dịch COVID-19, cùng cả nước củng cố, phát huy tinh thần, sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch, góp phần phụchồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Đảng, Nhà nước ta luônkhẳng định và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân; bảo đảm các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật,đúng hiến chương và điều lệ của tôn giáo được Nhà nước công nhận; thực hiện tốtmục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy giá trị vănhóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự pháttriển đất nước (theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng).
Hệ tư tưởng Phật giáo có giá trịvượt không gian và thời gian. Bất cứ ở đâu và bất cứ thời đại nào, tư tưởng đạođức của Phật giáo vẫn giữ giá trị cốt lõi trong nền tảng đạo đức nhân loại. ĐạoPhật lấy chúng sinh làm đối tượng để phụng sự, đặt sự tồn tại của mình trongmối tương quan mật thiết với sự tồn tại và tiến hóa của xã hội loài người. Phậtgiáo vượt lên trên các hệ thuyết của các tôn giáo khác, mỗi khi Phật giáo cómặt đều để lại dấu ấn sâu rộng, bền chắc trong lòng mỗi người dân, mỗi dân tộc.Phật giáo hòa nhập và làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc ở nơi Phậtgiáo đặt chân đến. Bởi đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, đi đến đâu thì nơiấy trở nên tươi mát, hạnh phúc và an lạc.