Vitamin và các khoáng chất là một trong số những thành phần dinh dưỡng thiết yếu, cần được bổ sung hàng ngày để đảm bảo duy trì ổn định hệ miễn dịch cũng như cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động bình thường của mọi cơ thể. Chắc hẳn đã nhiều người biết đến lợi ích của vitamin nhóm B, nhưng không phải ai cũng nắm rõ nên bổ sung vitamin B6, B12 như thế nào cho hợp lý? Và vitamin B6 B12 có trong thực phẩm nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ nhất về vấn đề được nêu trên.
Làm gì khi xuất hiện triệu chứng thiếu Vitamin B1, B6, B12?
Các triệu chứng thiếu Vitamin B1, B6, B12 ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, tình trạng kéo dài còn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, để hỗ trợ điều trị và nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu Vitamin B1, B6, B12, bạn cần chú ý:
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B1, B6, B12
Để cải thiện các triệu chứng thiếu Vitamin B1, B6, B12, bạn cần tăng cường các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày:
● Thực phẩm giàu Vitamin B1: Thịt nạc băm, cá hồi, hạt lanh, đậu xanh, đậu phụ,gạo lứt, măng tây,…
● Thực phẩm giàu Vitamin B6: Cá hồi, gà nạc, thịt bò, đậu phụ, khoai lang, khoai tây, bơ, hạt dẻ cười,…
● Thực phẩm giàu Vitamin B12: Ngao, cá ngừ, thịt bò, ngũ cốc nguyên cám, trứng,…
Nếu việc bổ sung các loại Vitamin B1, B6, B12 qua thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu và bù đắp sự thiếu hụt trong cơ thể, bạn có thể cân nhắc sử dụng vitamin B tổng hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ thực phẩm nào cũng cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B1, B6, B12 trong khẩu phần ăn
Thông qua những triệu chứng thiếu Vitamin B1, B6, B12 kể trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể nhận biết sớm tình trạng sức khỏe nếu thiếu vitamin. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu thấy triệu chứng bất thường, tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Vitamin B6 B12 có trong thực phẩm nào? Cách dùng vitamin B6 B12
B6 giúp tăng đáp ứng của cơ thể với các tác nhân gây nhiễm khuẩn.
Dùng vitamin B6 giúp cân bằng nồng độ acid amin có tên Homocysteine, một hoạt chất tiết ra khi bổ sung quá nhiều thịt cho cơ thể. Nồng độ chất này tăng có thể gây ra các bệnh lý hệ tim mạch. Vitamin B6 có tác dụng điều chỉnh nồng độ hoạt chất này, giảm nguy cơ tổn thương mạch máu, giúp máu luôn lưu thông ổn định. Không chỉ thế, B6 còn có tác dụng ổn định huyết áp và duy trì nồng độ cholesterol trong máu.
Vitamin B6 kết hợp cùng các loại vitamin khác giúp hạn chế các rối loạn liên quan ở thị giác, đặc biệt là tình trạng thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
Cũng giống như B6, vitamin B12 có tác dụng bảo vệ chức năng hệ tim mạch, điều hòa lượng máu lưu thông ổn định trong cơ thể theo cơ chế giúp cân bằng nồng độ Homocysteine.
Hỗ trợ làm giảm chứng trí nhớ kém đặc biệt đối với người cao tuổi.
Làm giảm nguy cơ bị thoái hóa thần kinh.
Đối với da, tóc, móng, vitamin B12 rất cần thiết, giúp cho da ít nổi mụn viêm hay các loại mụn trứng cá, giúp giữ ẩm tránh khô da và hỗ trợ tái tạo vết thương nhanh chóng. Vitamin B12 cũng giúp giảm gãy rụng tóc, gãy móng tay.
Bên cạnh đó, vitamin B12 còn là nguồn dinh dưỡng cho một số vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa.
Vitamin B12 tham gia vào quá trình hình thành lên các tế bào hồng cầu. Do vậy, người bị thiếu vitamin B12 dễ bị choáng, suy nhược do thiếu máu.
Cả hai vitamin B6, B12 có trong thực phẩm nào?
Các loại nấm men bia, nấm men dinh dưỡng: đây là các thành phần thường được dùng để làm ra bánh mì, hoặc có thể dùng như một loại gia vị thêm vào các món ăn do có mùi hạt dẻ. Chúng chứa rất nhiều loại vitamin thuộc nhóm B: B1, B2, B3, B5, đặc biệt là hàm lượng cao vitamin B6 và B12. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý về vị đắng của nấm men bia, do đó nấm men bia hay được trộn cùng trong các loại sinh tố, soup hoặc làm salad.
Nội tạng động vật bao gồm gà, bò hay lợn, cừu, đặc biệt là trong gan, có chứa hàm lượng lớn vitamin B6 và vitamin B12. Với một số người không ăn được nội tạng, có thể chế biến món ăn theo các cách khác nhau để giảm cảm giác khó chịu khi ăn.
Thịt bò, thịt lợn: cung cấp lượng lớn các vitamin nhóm B. Bạn nên chọn dạng thịt thăn chứa ít chất béo, cũng ít calo để có lợi hơn cho sức khỏe.
Cá hồi: trung bình, 100g cá hồi đã nấu chín chứa khoảng 47% RDI vitamin B6 và khoảng 51% RDI vitamin B12. Bên cạnh đó, cá hồi cũng chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất khác như selen, protein tốt cho cơ thể.
Cách dùng vitamin B6, B12 theo hướng dẫn của bác sĩ
Đối với vitamin, tuy là thành phần thiết yếu và có lợi nhưng không phải bổ sung càng nhiều vitamin càng tốt cho sức khỏe. Lượng vitamin bổ sung hàng ngày nên duy trì trong mức độ khuyến cáo, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Độ tuổi từ 14 – 18: 1.2 mg/ngày
- Với trẻ nhỏ: tùy theo độ tuổi, giới tính mà hàm lượng B6 nên bổ sung trong khoảng 0.1mg – 1mg/ngày.
Về vitamin B12: được khuyến cáo trung bình hàng ngày nên bổ sung khoảng 2.4mcg. Mức liều này có thể tăng thêm ở phụ nữ mang thai tùy theo hướng dẫn của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B6
Vitamin B6 hay còn gọi là Pyridoxine đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi và chuyển hóa đạm, lipid đồng thời đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu Vitamin B6 thường xảy ra với người bị bệnh liên quan đến gan, thận, tiêu hóa, miễn dịch hoặc đối tượng hút thuốc lá, nghiện rượu,… Những triệu chứng khi thiếu Vitamin B6 thường gặp là:
● Phát ban: Da nổi các mảng đỏ, ngứa ngáy, dễ bong tróc do quá trình tổng hợp collagen bị ảnh hưởng vì thiếu hụt Vitamin B6.
● Nứt môi: Triệu chứng đặc trưng khi cơ thể thiếu Vitamin B6 là môi khô, nứt khóe miệng, sưng đỏ gây đau đớn.
● Viêm lưỡi: Lưỡi xuất hiện tình trạng viêm, sưng, bóng mịn gây đau đớn, khó chịu mỗi khi nhai, nuốt hoặc nói chuyện khi cơ thể thiếu Pyridoxine.
● Thay đổi tâm trạng: Thiếu Vitamin B6 có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh khiến tâm trạng bất ổn, cảm xúc lo lắng, hồi hộp, cáu kỉnh không được kiểm soát.
● Chức năng miễn dịch suy yếu: Sự thiếu hụt Vitamin B6 có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch, giảm khả năng sản xuất kháng thể để chống lại mầm bệnh.
● Mệt mỏi: Khi thiếu Vitamin B6, quá trình chuyển hóa các chất thành năng lượng bị gián đoạn khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi.
● Tổn thương thần kinh ngoại biên: Xảy ra khi cơ thể thiếu Vitamin B6 dẫn đến triệu chứng đau nhói chân tay, cảm giác như bị châm chích. Nhiều trường hợp còn khó khăn trong việc đi lại và giữ thăng bằng.
● Động kinh: Có thể xảy ra khi thiếu Vitamin B6 do cơ thể không sản xuất đủ GABA khiến não bị kích thích quá mức. Tình trạng này chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh.
Môi nứt nẻ, đau rát có thể đang cảnh báo cơ thể thiếu Vitamin B6
Khi cơ thể thiếu Vitamin B12 có thể xuất hiện những triệu chứng bao gồm:
● Suy nhược: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tạo ra hồng cầu để vận chuyển oxy. Do đó, nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi, suy nhược, da nhợt nhạt.
● Rối loạn nhịp tim: Khi thiếu Vitamin B12, quá trình sản xuất Hemoglobin giảm, gây thiếu máu. Khi đó, lượng oxy đến các mô và cơ quan giảm dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, khó thở.
● Tê bì chân tay: Hệ thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương khi thiếu Vitamin B12 dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay. Tình trạng tiến triển nặng có thể gây bệnh dị cảm, thoái hóa tủy sống, giảm thị lực,…
● Viêm lưỡi: Thiếu Vitamin B12, lưỡi sẽ trở nên mềm, sưng, đỏ và gây đau làm cản trở việc ăn uống, giao tiếp.
● Rối loạn tiêu hóa: Thiếu Vitamin B12 cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,…
● Rối loạn cảm xúc: Quá trình sản xuất serotonin trong não có thể bị ảnh hưởng do thiếu Vitamin B12. Điều này làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc.
● Yếu xương: Vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành nguyên bào và tế bào xương. Vì vậy, nếu thiếu hụt vitamin này sẽ có thể gây ra bệnh loãng xương.
Người thiếu Vitamin B12 có thể gặp tình trạng tê bì chân tay